Nhiều người có suy nghĩ ung thư phổi chỉ xảy ra ở nam giới lớn tuổi, người hút thuốc lá nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy. Các bác sĩ Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc cho biết, ung thư phổi không có bất kì vùng cấm nào, nữ giới trẻ tuổi, không bao giờ hút thuốc vẫn có thể mắc bệnh.
Bạn đang đọc: 【Lý giải】Là nữ, không hút thuốc lại bị ung thư phổi?
Vì sao ung thư phổi không “tha” phụ nữ trẻ, người không hút thuốc?
Sau câu chuyện buồn của nhiều người nổi tiếng bị chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối, trong đó có cả những bệnh nhân là nữ giới trẻ tuổi, không hút thuốc lá khiến nhiều người tỏ ra e ngại về căn bệnh đặc biệt nguy hiểm này. Có những người trước đó cho rằng, ung thư phổi chỉ xảy ra ở người già, nam giới hút thuốc nhiều khi trẻ, mình sống khoa học thì tuyệt nhiên sẽ không mắc bệnh nhưng giờ cũng phải suy nghĩ lại.
Ung thư phổi không loại trừ nữ giới trẻ, người không hút thuốc
Giải thích về nguyên nhân ung thư phổi không “tha” cho nữ giới, người không hút thuốc, các bác sĩ Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc cho biết, dù nhiều nghiên cứu đã chứng minh có đến 90% ca mắc ung thư phổi do thuốc lá, 80% ca tử vong do bệnh gây ra có liên quan đến yếu tố này và ung thư cũng xảy ra ở nam giới nhiều hơn nhưng đây không phải là tất cả, thực tế còn có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một số nguyên nhân gây ung thư phổi
- Khí radon: radon là chất ô nhiễm không khí tự nhiên, lọt vào trong các tòa nhà qua những kẽ nứt và các lỗ nhỏ trong nền đất… Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), phơi nhiễm radon là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi tại đất nước này và là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở những người không hút thuốc lá, không loại trừ nữ giới.
- Khói thuốc (hút thuốc bị động): tác hại của hít phải khói thuốc lá được cảnh báo là tương tự như hút thuốc trực tiếp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, có khoảng 15 – 30% trường hợp mắc ung thư phổi ở người không hút thuốc là do khói thuốc.
- Amiang: amiang là vật liệu chính để sản xuất tấm lợp fibro xi măng và nhiều sản phẩm cách nhiệt, cách điện. Khi tiếp xúc với amiang hay sản phẩm có chứa amiang, nhất là sợi amiang có trong không khí sẽ đi vào cơ thể qua đường miệng, bị mắc kẹt trong phổi và lưu lại trong phổi một thời gian dài. Theo thời gian, những sợi này có thể tích lũy gây ra sẹo, phát sinh viêm nhiễm, phát triển bất thường tế bào và sinh ung thư.
Tìm hiểu thêm: Polyp dạ dày có chuyển thành ung thư không?
Môi trường làm việc độc hại cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi
- Ô nhiễm không khí: theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ô nhiễm không khí (khói bụi xe, bếp lò…) có liên quan đến khoảng 5% ca tử vong do ung thư phổi.
- Từng xạ trị vùng ngực: những người từng xạ trị vùng ngực điều trị ung thư (ví dụ như ung thư vú) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn…
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi: trường hợp gia đình có người bị mắc ung thư phổi (như bố, anh, em trai…) thì nguy cơ mắc bệnh ở bạn sẽ cao hơn người khác, có thể liên quan đến một số gen di truyền. Riêng với nữ giới, nhiều nghiên cứu cho biết trong những bệnh nhân bị chẩn đoán căn bệnh này, 60% có liên quan đến biểu mô tuyến, sau khi xét nghiệm có đột biến gen.
Làm gì để phòng ung thư phổi?
Để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, ngoài việc nói không với thuốc lá, tránh xa môi trường có khói thuốc, bạn cần chú ý:
- Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đeo khẩu trang khi tham gia giao thông… để giảm tiếp xúc với môi trường ô nhiễm do khói bụi, xe cộ
- Tuân thủ chỉ dẫn an toàn về bảo hộ lao động giảm phơi nhiễm hóa chất
- Sử dụng nguồn nước uống đảm bảo
- Xây dựng chế độ sống, ăn uống lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, tích cực thể dục để nâng cao sức khỏe, sức chống đỡ của cơ thể…
Tầm soát ung thư phổi – chủ động phát hiện bệnh sớm
>>>>>Xem thêm: Cảnh giác với căn bệnh viêm ống dẫn trứng ở nữ giới
Tầm soát ung thư định kì giúp phát hiện ung thư ngay ở giai đoạn sớm, khi chưa có biểu hiện
Do có nhiều yếu tố tăng nguy cơ ung thư phổi mà chúng ta không thể kiểm soát và thực tế các triệu chứng bệnh giai đoạn sớm rất khó nhận biết nên khám sức khỏe và tầm soát ung thư phổi định kì để phát hiện bệnh sớm, khi ung thư chưa có biểu hiện luôn được các bác sĩ khuyến khích.
Ung thư phổi phát hiện sớm cơ hội điều trị cao, kiểm soát bệnh tốt, ngược lại phát hiện muộn tiên lượng khá dè dặt, điều trị chủ yếu mang tính chất giảm nhẹ, nâng cao chất lượng sống.
Đồng hành cùng người bệnh trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai nhiều gói khám tầm soát ung thư khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư phổi với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư, CT scan lồng ngực… giúp phát hiện những bất thường sớm ở phổi.
Chi tiết: tại đây
Để đăng kí khám tầm soát ung thư phổi hoặc tìm hiểu thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.