10 Cách giảm nguy cơ đột quỵ đơn giản

Cách giảm nguy cơ đột quỵ đơn giản cần được phổ biến rộng rãi là kiểm soát tốt huyết áp, tập thể dục, giảm căng thẳng, ăn nhiều chất xơ…

1. Thế nào là đột quỵ?

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nặng khi quá trình cung cấp máu não bị ngừng hoặc giảm đáng kể do não bộ bị thiếu hụt oxy, không đủ dưỡng chất để nuôi các tế bào. Trong vòng một vài phút nếu không được cấp đủ máu thì tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay, thời gian nhập viện càng lâu, số lượng tế bào não chết càng lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng nhận thức và vận động của cơ thể, thậm chí tử vong.

Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ thường có sức khoẻ yếu hoặc bị những biến chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, thị giác giảm sút…

10 Cách giảm nguy cơ đột quỵ đơn giản

Đột quỵ có thể gây tử vong hoặc để lại biến chứng nghiêm trọng.

2. Các yếu tố dễ gây đột quỵ

2.1. Tiền sử đột quỵ

Người có tiền sử mắc đột quỵ có nguy cơ cao mắc đột quỵ lần sau, đặc biệt trong vòng vài tháng đầu tiên. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và phát triển từ từ

2.2. Đái tháo đường

Các vấn đề về đái tháo đường có khả năng gây gia tăng nguy cơ đột quỵ.

2.3. Bệnh tim mạch

Người bị các bệnh tim mạch có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người bình thường

2.4. Cao huyết áp

Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành mạch máu, lâu dần làm cho mạch máu bị vỡ dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp cũng tạo cơ hội cho những cục máu đông hình thành, ngăn cản sự tuần hoàn máu đến não. Khám huyết áp là một trong các phương pháp giúp phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ.

2.5. Mỡ máu

Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành mạch máu, tạo thành lực đẩy gây tắc mạch máu não.

2.6. Thừa cân, béo phì

Người bị thừa cân béo phì dễ dẫn đến nhiều bệnh lý về cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

10 Cách giảm nguy cơ đột quỵ đơn giản

Thừa cân béo phì dễ dẫn đến nhiều bệnh lý về cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch.

2.7. Hút thuốc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người nghiện thuốc lá có khả năng bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc lá làm tổn hại các mạch máu, thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Thuốc lá cũng gây tổn hại tới phổi, khiến tim hoạt động vất vả hơn, gây cao huyết áp.

2.8. Lối sống không lành mạnh

Ăn uống không điều độ, không cần thiết cung cấp đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong các yếu tố dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, đột quỵ cũng được xem là có liên quan đến việc dùng các chất kích thích, sử dụng quá nhiều rượu bia…

3. Những cách giảm nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ sẽ xảy ra đột ngột khi nguồn cung cấp máu lên não giảm. Các tế bào chết dẫn đến tổn thương các cơ quan, ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng giữ thăng bằng… Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ.

3.1. Tập thể dục là cách giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả

Tập thể dục giúp giữ cân nặng hợp lý, huyết áp ổn định – hai yếu tố giúp ngăn ngừa đột quỵ. Nên lựa chọn bộ môn thể thao nhẹ nhàng, kiên trì tập 5 ngày một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.

3.2. Cách giảm nguy cơ đột quỵ là kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng sẽ gây viêm, ảnh hưởng quá trình tuần hoàn máu. Giảm stress, căng thẳng trong công việc tốt cho sức khoẻ tổng thể và là cách giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả. Không gian văn phòng yên tĩnh, nhiều cây xanh tốt cho sức khỏe. Nên nghỉ ngơi, đứng dậy đi lại giữa các giờ làm việc.

3.3. Giảm cân là một cách giảm nguy cơ đột quỵ

Béo phì tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch. Giảm 10% trọng lượng cơ thể nếu giảm béo giúp ngăn ngừa đột quỵ.

3.4. Hạn chế rượu, bia

Người dùng thường xuyên rượu, bia khó ổn định huyết áp, gia tăng lượng chất béo “xấu” (LDL). Nam giới chỉ nên dùng tối đa hai ly rượu mỗi ngày, nữ giới một ly. Nguy có đột quỵ tỷ lệ thuận với số lượng rượu bia sử dụng.

3.5. Kiểm tra lượng cholesterol

Nồng độ cholesterol “xấu” (LDL) cao và nồng độ cholesterol “tốt” (HDL) thấp làm hình thành mảng bám trong động mạch, cản trở lưu thông máu lên não. Cắt giảm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa giúp loại bỏ LDL, làm tăng HDL. Người có mỡ máu cao nên định kỳ kiểm tra cholesterol sau khi ăn gì, ghi vào sổ theo dõi để điều chỉnh kịp thời.

3.6. Chú ý đến nhịp tim

Rung nhĩ, nhịp tim không ổn định là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hàng đầu. Nếu nhịp tim đập nhanh, không ổn định, cần thăm khám ngay để tìm lý do.

10 Cách giảm nguy cơ đột quỵ đơn giản

Đến bệnh viện ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh lý là nguy cơ đột quỵ.

3.7. Theo dõi huyết áp

Tăng huyết áp có thể dẫn đến hẹp hoặc dễ tắc mạch máu hơn. Các động mạch trong não tắc nghẽn vì cao huyết áp sẽ gây đột quỵ. Mức huyết áp bình thường của người lớn khỏe mạnh là dưới 120/80 mmHg. Theo dõi huyết áp để điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng.

3.8. Tạo thói quen sống khoa học

Tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, ưu tiên thịt bò, thịt gà, trứng, các loại cá tốt cho huyết áp. Hạn chế dầu mỡ, chất béo từ thực phẩm chiên rán, bánh kẹo ngọt, thức uống có cồn, thịt đỏ.

3.9. Tăng cường chất xơ

Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, khoảng 25g chất xơ mỗi ngày. Chất xơ hoà tan gắn vào những phân tử cholesterol xấu, đào thải ra ngoài cơ thể giúp hạ cholesterol toàn phần, giảm nguy cơ bị bệnh tim. Thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, rau cải xoăn, các loại hạt…

3.10. Ăn chocolate đen

Flavonoid có nguồn gốc thực vật trong chocolate đen, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Flavonoid giúp giảm viêm, hạn chế áp lực lên tim. Ăn một chút chocolate đen mỗi ngày giúp phòng ngừa cơn đau tim đối với bệnh nhân bị suy tim. Tránh ăn uống quá no với nhiều calo và chất béo bão hoà.

Bên cạnh những cách hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ kể trên, mỗi người nên khám sức khỏe định kì đều đặn để sớm phát hiện các bất thường và kịp thời ngăn chặn, tránh hệ lụy nghiêm trọng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *