10+ Cách làm giảm đau đại tràng ai cũng cần biết

Có nhiều cách làm giảm đau đại tràng từ thiên nhiên như hoa cúc, nha đam, trà gừng… có thể áp dụng tại nhà để giúp thư giãn.

Bạn đang đọc: 10+ Cách làm giảm đau đại tràng ai cũng cần biết

1. Tại sao cần áp dụng cách làm giảm đau đại tràng

Đại tràng là đoạn ruột ở cuối đường tiêu hóa, hay còn gọi là ruột già. Đại tràng là nơi giúp cơ thể bài tiết các chất thải rắn, đồng thời giúp hấp thu dưỡng chất còn sót lại từ thức ăn trong quá trình tiêu hóa trước đó.

Khi chức năng đại tràng bị rối loạn, dịch tiêu hóa bên trong đại tràng được sản sinh bất thường. Động thời nhu động co bóp lúc mạnh, lúc nhẹ khiến người bệnh bị đau quặn bụng. Bên cạnh đó, đau đại tràng còn có thể kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, nóng sốt, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa…

Bệnh đại tràng không thể chữa khỏi nhanh chóng, bởi vậy nên người bệnh có khả nănng phải thường xuyên chịu đựng các cơn đau. Cần áp dụng một số cách làm giảm đau đại tràng để giúp người bệnh dễ chịu hơn, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.

2. Cách làm giảm đau đại tràng với mẹo dân gian

2.1 Cách làm giảm đau đại tràng bằng xoa bóp

Dùng tay xoa nhẹ lên phần bụng đau là cách đơn giản và được áp dụng nhiều, mang lại hiệu quả cao trong giảm đau đại tràng. Người bệnh nên thực hiện xoa bụng khi đang đứng và nằm. Bằng cách đặt úp bàn tay vào vùng rốn rồi xoa tròn theo chiều kim đồng hồ từ từ, không quá nhanh và quá mạnh. 

Biện pháp giảm đau này giúp giảm kích ứng nhu động ruột, kích thích hệ tiêu hóa, chống táo bón… Có thể xoa bụng trong lúc đau, hoặc xoa hàng ngày để hỗ trợ nhu động ruột. Tuy nhiên không nên xoa bụng khi đang quá no, quá đói, cơ thể mệt mỏi…

10+ Cách làm giảm đau đại tràng ai cũng cần biết

Xoa bóp đúng cách giúp giảm đau đại tràng hiệu quả

2.2 Cách làm giảm đau đại tràng bằng bài thuốc dân gian

Sử dụng các loại trà như hoa cúc, trà gừng, nha đam cũng mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt. Gừng có tác dụng trong việc tăng khả năng kháng viêm, bổ sung chất chống oxy hóa. Nha đam giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, chống viêm. Trong hoa cúc cũng chứa nhiều thành phần chống co thắt, giúp giảm các cơn đau nhanh chóng. Uống trà hoa cúc còn giúp kháng viêm, chữa đầy hơi.

2.3 Chườm ấm giảm đau

Chườm ấm vùng bụng bằng muối rang là cách trị đau hiệu quả và dễ dàng áp dụng tại nhà. Cách làm này giúp máu được lưu thông dễ dàng, làm dịu các cơn đau nhanh chóng. 

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có sao không?

10+ Cách làm giảm đau đại tràng ai cũng cần biết

Chườm ấm giúp giảm đau dạ dày đại tràng

3. Cách làm giảm đau đại tràng bằng thuốc

Tùy vào tình hình cũng như nguyên nhân gây đau đại tràng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị giảm đau phù hợp. Người bệnh có thể uống một số loại thuốc để giảm các cơn đau như: Thuốc spasfon, Buscopan, Spasmaverine, Atropin… Đây đều là các loại thuốc chữa các cơn đau do co thắt đại tràng, được bác sĩ chỉ định cho nhiều hội chứng khác nhau. Công dụng chủ yếu là giảm các cơn đau co thắt, giảm đau quặn bụng.

Khi xuất hiện các biểu hiện đau co thắt đại tràng, người bệnh nên giữ tâm lý thoải mái để không quá căng thẳng, lo lắng. Không nên sử dụng các loại thuốc giảm đau khi không được chỉ định. Không hoạt động mạnh để gây ảnh hưởng trực tiếp tới vùng bụng bị đau.

Trong quá trình điều trị bệnh, nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Uống thuốc đúng liều lượng, không lạm dụng thuốc, không bỏ quên cữ thuốc…

4. Cách làm giảm đau đại tràng nhờ cải thiện lối sống

Người bệnh nên thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp ăn uống, kiêng khem để giúp tình trạng bệnh được cải thiện, không bị trở nặng. Một số lưu ý bao gồm:

– Tránh uống các loại đồ uống có chất gây kích thích tới đại tràng và hệ tiêu hóa như bia, rượu, đồ uống có gas…

– Hạn chế tối đa các loại thức ăn có chứa dầu mỡ, đồ tanh, sống, đồ ăn cay nóng…

– Không nên sử dụng các chất kích thích vì sẽ khiến cho tình trạng đau trở nên tệ hơn.

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: vitamin, các loại khoáng chất, các nhóm dinh dưỡng…

– Không nên ăn quá no, dễ gây rối loạn tiêu hóa và tăng áp lực cho dạ dày và đại tràng.

– Không nên bổ sung các loại thức ăn quá cứng hay quá khô.

10+ Cách làm giảm đau đại tràng ai cũng cần biết

>>>>>Xem thêm: Tức ngực nuốt nghẹn: Triệu chứng bệnh tim mạch hay trào ngược?

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

5. Cách làm giảm đau đại tràng bằng chế độ tập luyện

Xây dựng chế độ tập luyện thường xuyên, thích hợp giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột. Giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, hiệu quả với người bệnh viêm đại tràng. Một số hình thức luyện tập thể thao gồm có:

– Đi bộ: Mỗi ngày người bệnh cố gắng đi bộ nhanh từ 20-30 phút rất tốt cho hệ tiêu hóa. Cách làm này giúp tăng khả năng co bóp đường ruột, hạn chế táo bón.

– Đạp xe: Đạp xe hàng ngày từ 10 – 15 phút để cải thiện hệ tiêu hóa.

– Tập yoga: Có nhiều động tác yoga bổ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, giảm đau bụng do đại tràng co thắt, khó tiêu, đầy hơi… Có thể kể đến như động tác hít thở, điều hòa, động vặn mình,… 

6. Cách cải thiện đại tràng với liệu pháp tâm lý

Một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng là do stress, lo lắng. Bởi vậy nên kiểm soát tâm trạng cũng giúp bệnh đại tràng được cải thiện:

– Ngủ đủ giấc: Người bệnh cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, để cơ thể được thả lỏng. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc để hạn chế đau đầu, chóng mặt, đau bụng.

– Quản lý công việc: Quản lý công việc bằng cách sắp xếp sao cho hợp lý, lập kế hoạch công việc cụ thể. Việc này giúp người bệnh giảm bớt stress, áp lực, hạn chế tác động tiêu cực đến đại tràng. 

– Tập thiền, hít thở: Động tác hít thở hay các bài tập thiền là liệu pháp cải thiện tâm lý hiệu quả. Khi thần kinh được thư giãn sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa. Chỉ cần thiền hoặc hít thở sâu mỗi ngày 5-10 phút sau giờ làm việc để não bộ được thả lỏng.

Trong trường hợp các cách làm giảm đau đại tràng không có hiệu quả, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để có phương pháp điều trị sớm và hiệu quả. Để đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tới hotline hoặc đặt lịch trực tuyến qua website.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *