Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể xuất hiện sớm. Vì vậy, mỗi người cần nắm rõ cách nhận biết các dấu hiệu này để có thể hạn chế bớt tác hại của bệnh. Nhận biết được các triệu chứng cảnh báo sớm sẽ giúp phát hiện và cấp cứu kịp thời cho người bệnh.
Bạn đang đọc: 10 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần nhận biết sớm
1. Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
1.1. Đau đầu dữ dội là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Triệu chứng đau đầu của bệnh tai biến mạch máu não thường vô cùng khốc liệt, dữ dội. Người bệnh thường cảm tưởng như nổ tung đầu. Ngay khi có triệu chứng trên bệnh nhân cần nhập viện cấp cứu ngay để tránh biến chứng gây chết não.
Đau đầu là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ dễ nhận biết.
1.2. Nói lắp là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Dấu hiệu đột quỵ xảy ra khi có các cục máu đông trên con đường cung cấp máu tới một phần của não bộ chịu trách nhiệm về sự vận động cũng như khả năng nói.
1.3. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ là yếu cánh tay
Một dấu hiệu cảnh báo đột quỵ rõ ràng khác của bệnh đột quỵ chính là tình trạng liệt hoặc yếu dần của cánh tay và làm chúng ta không có cảm giác giơ tay lên khỏi đầu.
1.4. Khuôn mặt mệt mỏi
Nếu bạn bỗng nhiên có những nụ cười bị lõm mất đi một phần xuất hiện, một nửa khuôn mặt của bạn không cử động hoặc liệt toàn thân thì đó cũng có thể là triệu chứng của bệnh đột quỵ. Nguyên nhân do thần kinh kích thích cung cấp đến những cơ mặt đã bị suy yếu do thiếu hụt nguồn cung cấp của lượng oxy trong máu.
1.5. Một phần cơ thể bị tê liệt
Tai biến mạch máu não thường được biểu hiện rõ ràng thông qua sự yếu đi hay liệt của một vài phần cơ thể hoặc thậm chí là một nửa cơ thể. Và sau đó những sự can thiệp của thuốc men là cần thiết bởi vì hơn 2 phần ba ca bệnh sẽ bị tê liệt mãi mãi.
1.6. Nhìn không rõ và bị nhòe đi
Một dấu hiệu khác của bệnh đột quỵ là mắt sẽ mờ dần khi bạn mắc phải các vấn đề với khả năng quan sát của mắt. Điều đó xảy ra do sự thiếu hụt oxy làm các phần của não bộ bị trách nhiệm về khả năng nhìn.
1.7. Hoa mắt, chóng mặt
Sự chóng mặt là dấu hiệu khá phổ biến của căn bệnh đột quỵ vì tình trạng thiếu hụt lượng oxy cung cấp tới não bộ.
1.8. Dáng đi bất thường
Nếu bạn đột nhiên gặp khó khăn khi đi lại, điều mà chưa bao giờ bạn gặp phải, có thể bạn đang có những dấu hiệu của bệnh đột quỵ và đang phải chịu đựng những tác động đó.
1.9. Nấc
Thông thường đây chỉ là vấn đề nhỏ. Song, trong một số trường hợp, nấc cũng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần lưu ý. khi đột quỵ ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của não, nó sẽ gây ra các cơn nấc bất thường
1.10. Khó thở hoặc tim đập nhanh
Một nghiên cứu về các khác biệt giới trong đột quỵ cho thấy phụ nữ thường gặp những cơn khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.
2. Những đối tượng nên chú ý phòng ngừa đột quỵ
Đối với những ai chưa mắc đột quỵ mà lại có những nguy cơ cao vừa nêu trên thì điều trị dự phòng là biện pháp hữu hiệu nhất. Khi người bệnh tuân thủ điều trị, bỏ thuốc (nếu có), kiểm soát tốt các bệnh lý nền tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường nguy cơ sẽ giảm theo.
Người đã từng đột quỵ, cần tìm rõ căn nguyên để chữa trị tận gốc. Sau khi thoát khỏi nguy cơ đột quỵ, cần dùng thuốc ngăn ngừa tái phát kết hợp tập luyện vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Đối với người cao tuổi, người có nguy cơ đột quỵ nên ăn uống ít muối, giảm mỡ, ít đường như người bệnh tim mạch và lưu ý theo dõi dấu hiệu của cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao.
Bất cứ khi nào cảm thấy: đau đầu, hoa mắt, tê cứng nửa người, khó khăn cử động chân tay, miệng méo, cơ mặt xệ, nói khó, dù thoáng qua và biến mất, hãy nghĩ ngay đến đột quỵ và tới bệnh viện để can thiệp kịp thời.
Những người trẻ tuổi cũng là ‘đối tượng’ đột quỵ có thể nhắm đến. Do lối sống không lành mạnh với đồ ăn nhanh, bia rượu, thuốc lá, lao động quá sức, thức quá khuya, lười tập thể dục… Đây là con đường có thể dẫn đến đột quỵ.
3. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ kéo dài bao lâu?
Thời gian những dấu hiệu đột quỵ kể trên diễn ra phụ thuộc vào nguyên nhân đột quỵ và độ trầm trọng của bệnh. Các triệu chứng có thể kéo dài dưới 1 giờ, tuy nhiên chúng cũng có thể kéo dài suốt đời. Một triệu chứng càng kéo dài, thì khả năng nó sẽ tồn tại lâu dài càng cao. Tốt nhất bạn nên điều trị những triệu chứng mà đột quỵ gây ra càng sớm càng tốt.
Ngay cả khi những triệu chứng kể trên biến mất, việc chẩn đoán càng sớm càng tốt cũng cần phải thực hiện. Các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) là một loại đột quỵ gây gián đoạn dòng máu cục bộ đến một phần của não.
Ví dụ, một cục máu đông có thể nằm trong động mạch, làm tắc nghẽn dòng máu, nhưng bây giờ vỡ ra. Mặc dù lưu lượng máu về não có thể tự phục hồi, nhưng bạn sẽ có nguy cơ gặp một đợt khác nguy hiểm hơn.
4. Xử trí đúng cách khi có dấu hiệu đột quỵ
Sau khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu đột quỵ, người bệnh cần thực hiện các việc làm dưới đây.
– Bình tĩnh và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán tình trạng bệnh.
Đây là điều mà người bệnh nên chú ý. Ngay khi có những triệu chứng của đột quỵ, cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhằm tránh để lại các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm tính mạng nếu chủ quan.
– Tiến hành cấp cứu và xử trí đúng cách an toàn.
>>>>>Xem thêm: Cẩn trọng với đột quỵ ở người già
Cần sơ cứu và cấp cứu kịp thời người bị đột quỵ.
Thông thường, những biểu hiện trước đột quỵ thường xảy ra nhanh chóng khiến người bệnh chủ quan và không hề hay biết về một cơn đột quỵ sắp diễn ra. Các triệu chứng chỉ càng rõ rệt khi bệnh nhân đã vỡ mạch máu não.
Vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức sơ cứu đột quỵ đúng cách để tăng khả năng chữa bệnh thành công và giúp giảm thiểu di chứng của bệnh để lại cho người mắc phải.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.