10 dấu hiệu “tố cáo” tuyến giáp bạn gặp vấn đề

Bạn có biết cảm giác mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng hay xấu da,… đều là hệ quả của hiện tượng rối loạn tuyến giáp? Không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, rối loạn tuyến giáp còn đẩy bạn đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để hạn chế hiện tượng này cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh để phát hiện sớm từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: 10 dấu hiệu “tố cáo” tuyến giáp bạn gặp vấn đề

10 dấu hiệu “tố cáo” tuyến giáp bạn gặp vấn đề

Rối loạn tuyến giáp còn đẩy bạn đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Đau cơ và khớp, cánh tay yếu, hội chứng ống cổ tay

Đau nhức cơ bắp, khớp xương, cánh tay yếu và có xu hướng phát triển hội chứng ống cổ tay (tê và teo bàn tay), hội chứng ống cổ chân… đều có thể là triệu chứng cho thấy tuyến giáp của bạn gặp vấn đề.

Cổ sưng

Nếu cổ bị sưng lên, khó chịu khi mặc áo cao cổ hoặc cà vạt, giọng nói khàn hoặc tuyến giáp sưng lên thấy rõ đó là dấu hiệu của bệnh “bướu cổ” – dấu hiệu điển hình cho thấy tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề.

Thay đổi tóc/da

Tóc và da của bạn đặc biệt dễ bị tổn thương khi tuyến giáp bất thường. Nếu bạn bị suy giáp, tóc thường giòn, thô và khô, dễ gãy, rụng. Da cũng có thể trở nên thô, dày, khô và bong tróc. Với suy giáp, bạn thường bị rụng lông rìa ngoài của lông mày. Với cường giáp, bạn có thể bị rụng tóc nghiêm trọng, da có thể nhạy cảm, mỏng đi rất nhanh.

Tìm hiểu thêm: Gãy chân bao lâu thì tháo bột

10 dấu hiệu “tố cáo” tuyến giáp bạn gặp vấn đề

Nếu cổ bị sưng lên, giọng nói khàn,… rất có thể bạn mắc các vấn đề về tuyến giáp

Vấn đề đường ruột

Táo bón nặng hoặc dài hạn thường liên quan đến bệnh suy giáp, trong khi tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích lại là vấn đề gắn với cường giáp.

Kinh nguyệt bất thường và khó có con

Khi kinh nguyệt nhiều hơn, tần suất dày hơn và đau đớn, rất có thể liên quan đến vấn đề suy giáp. Trong khi đó, kỳ kinh ngắn hơn, ít hơn, không thường xuyên lại liên quan đến vấn đề của bệnh cường giáp. Vô sinh cũng có thể đi kèm với hiện tượng tuyến giáp gặp vấn đề.

Tiền sử gia đình

Nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến giáp, bạn có nguy cơ gặp các vấn đề này cao hơn. Bạn có thể không quan tâm đến các vấn đề tuyến giáp trong nhà vì mọi người hay gọi là vấn đề nội tiết hoặc “bướu cổ”. Vì vậy, hãy chú ý đến bất cứ khi nào mọi người nhắc đến tuyến nội tiết, bướu cổ hoặc tăng cân do gặp vấn đề nội tiết – đó là những cách gián tiếp nói về tuyến giáp.

Vấn đề Cholesterol

Cholesterol cao, đặc biệt khi không liên quan đến chế độ ăn uống, tập thể dục hay dùng thuốc giảm cholesterol, đây có thể là một trong những dấu hiệu suy giáp. Nồng độ cholesterol thấp bất thường có thể là dấu hiệu của cường giáp.

Trầm cảm và lo âu

10 dấu hiệu “tố cáo” tuyến giáp bạn gặp vấn đề

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Rách sụn chêm có tự lành không?

Trầm cảm hoặc lo âu – bao gồm rối loạn hoảng sợ đột ngột – cũng có thể là triệu chứng của bệnh tuyến giáp.

Trầm cảm hoặc lo âu – bao gồm rối loạn hoảng sợ đột ngột – cũng có thể là triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Suy giáp thường liên quan đến trầm cảm, trong khi đó cường giáp thường đi kèm với những lo lắng hay hoảng sợ bị tấn công. Trầm cảm nếu không được chữa khỏi bởi thuốc chống trầm cảm cũng có thể là một trong những dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp không được chẩn đoán.

Trọng lượng thay đổi

Bạn có thể đang ăn một chế độ ăn uống ít béo, với lượng calo thấp, một chương trình tập luyện nghiêm ngặt, nhưng lại không giảm được gram nào? Khó giảm cân có thể là một dấu hiệu của vấn đề về suy giáp. Bạn có thể giảm cân trong khi ăn cùng một lượng như bình thường – hoặc giảm rất nhiều cân trong khi ăn nhiều hơn bình thường, đó là dấu hiệu của cường giáp. Thay đổi cân không rõ nguyên nhân cũng có thể là do tuyến giáp của bạn gặp vấn đề.

Mệt mỏi

Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy, cảm giác như 8 hay 10 giờ ngủ một đêm không đủ, và bạn không thể làm việc tốt có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tuyến giáp. (Với cường giáp, bạn cũng có thể bị mất ngủ ban đêm khiến mệt mỏi trong ngày).

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *