10 điều cần biết về chế độ ăn uống sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, người bệnh cần một chế độ ăn uống khoa học để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và làm lành vết mổ. Bài viết sau sẽ cung cấp một số lưu ý quan trọng về chế độ ăn uống sau phẫu thuật dành cho bệnh nhân qua một số câu hỏi – đáp ngắn.

Bạn đang đọc: 10 điều cần biết về chế độ ăn uống sau phẫu thuật

10 điều cần biết về chế độ ăn uống sau phẫu thuật

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và làm lành vết mổ.

1. Làm thế nào để biết chế độ ăn uống nào phù hợp với người bệnh sau phẫu thuật?

Bệnh nhân và người nhà có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe. Nếu gặp vấn đề với một loại thực phẩm đặc biệt nào đó, có thể sử dụng những thực phẩm khác có thành phần dinh dưỡng tương tự để thay thế.

2. Người bệnh sau phẫu thuật nên uống nước ép rau, quả?

Mặc dù chế độ ăn uống sau phẫu thuật không nhất thiết phải uống nước ép rau, quả nhưng đây cũng là một cách chế biến giúp làm đa dạng chế độ ăn uống hàng ngày. Với những người gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn, nước ép là một lựa chọn tuyệt vời giúp tiêu thụ rau, quả dễ dàng hơn.
Nếu là nước ép chế biến sẵn, tuyệt đối không lựa chọn những sản phẩm chưa được tiệt trùng.

3. Người bệnh nên uống bao nhiêu lít nước trong một ngày?

Cố gắng uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày. Nhiều triệu chứng mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn có thể là do mất nước.

4. Sau phẫu thuật có nên hạn chế uống cà phê?

Mặc dù nhiều vấn đề về tim có thể được kiểm soát tốt hơn nếu người bệnh không tiêu thụ các loại đồ uống có chứa caffein như cà phê, nhưng các nghiên cứu cho thấy cà phê không có ảnh hưởng bất lợi nào tới bệnh nhân sau phẫu thuật.

5. Người bệnh có nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ?

Tìm hiểu thêm: Công dụng của Vitamin E đối với sức khỏe

10 điều cần biết về chế độ ăn uống sau phẫu thuật

Chất xơ từ các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt có thể cải thiện chức năng đường ruột và giúp giảm nguy cơ bệnh tim.

Chất xơ từ các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt có thể cải thiện chức năng đường ruột và giúp giảm nguy cơ bệnh tim.Thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu có thể sử dụng thay thế cho thịt. Không chỉ giàu chất xơ trái cây, rau quả còn là nguồn cung cấp dồi dào của các loại vitamin và khoáng chất, hỗ trợ phục hồi nhanh hơn sau mổ.

6. Chế độ ăn uống cho người sau phẫu thuật có nên hạn chế lượng chất béo?

Một chế độ ăn uống sau phẫu thuật ít chất béo đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, hạn chế rủi ro tái phát ung thư. Sau khi phẫu thuật, người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, cắt giảm bớt các loại thực phẩm giàu chất béo.

7. Người bệnh cũng nên tránh tiêu thụ đường tinh luyện?

Đúng, đường tinh luyện có thể gây ra mệt mỏi do làm biến động lượng đường trong máu và không có cùng một mức độ giá trị dinh dưỡng như các loại đường tự nhiên có trong các loại thực phẩm. Do đó tốt nhất  không nên tiêu thụ nhiều các loại đồ ăn, thức uống có chứa đường tinh luyện mà thay vào đó nên chọn các loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn.

8. Nên làm gì để bớt chán ăn sau phẫu thuật?

10 điều cần biết về chế độ ăn uống sau phẫu thuật

>>>>>Xem thêm: 5 nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở nam giới

Đa dạng cách chế biến thức ăn để người bệnh đỡ thấy nhàm chán.

Chán ăn và buồn nôn là những vấn đề mà người bệnh có thể gặp phải sau trải qua phẫu thuật. Nếu cảm thấy khó chịu vì mùi thức ăn, người bệnh có thể để thức ăn cho nguội hẳn rồi mới ăn để giảm bớt mùi. Đa dạng cách chế biến thức ăn để người bệnh đỡ cảm thấy nhàm chán.
Với những trường hợp thay đổi vị giác, có vị kim loại trong miệng, nên sử dụng đồ đựng, bát, đĩa bằng nhựa hoặc sứ để hạn chế tình trạng này. Ngoài ra có thể ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính như trước đây.
Trong một số trường hợp người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc để giảm buồn nôn hoặc kích thích khẩu vị, giúp ăn ngon hơn.

9. Nên làm gì để giảm bớt mệt mỏi cho bệnh nhân sau phẫu thuật?

Mệt mỏi có thể được giảm thiểu bằng dinh dưỡng và hoạt động thể chất. Sau khi phẫu thuật, nhiều bệnh nhân trở thành mệt mỏi bởi vì họ không đủ ăn, không uống đủ nước, hoặc không tập thể dục đủ. Do đó bắt đầu từ từ với một chế độ tập luyện, thậm chí chỉ trong vài phút mỗi ngày có thể giúp phục hồi năng lượng, sau đó tăng dần lên tần suất và thời gian đi bộ, tập thể dục.

10. Sụt cân sau phẫu thuật có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Giảm cân là vấn đề thường xảy ra sau phẫu thuật. Người bệnh có thể khôi phục lại cân nặng bằng cách ăn uống đầy đủ. Có thể ăn nhẹ để cung cấp thêm calo, chất béo và protein cho cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *