Trẻ suy dinh dưỡng cần được tăng cường bổ sung các món ăn giàu dinh dưỡng để tăng cân, tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện. Nếu bố mẹ đang loay hoay “thiết kế” thực đơn cho con của mình thì đừng bỏ qua 10 món phải bổ sung vào thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi nhé.
Bạn đang đọc: 10 Món phải bổ sung vào thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi
1. Gợi ý 10 món ăn mẹ nên thêm vào thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi
1.1. Canh rau ngót thịt băm
Canh rau ngót thịt băm dễ ăn lại giàu dinh dưỡng
Canh rau ngót thịt băm là món ăn đầu tiên mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 7 tuổi. Lý do là bởi món này rất giàu dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, sắt, canxi… Bên cạnh đó, món canh này còn thơm ngon, hấp dẫn, thích hợp để bé ăn chung với cơm.
Cách nấu món canh rau ngót thịt băm khá đơn giản, mẹ chỉ cần tiến hành theo hướng dẫn sau:
– Chuẩn bị sẵn nguyên liệu thịt băm, rau ngót rửa sạch
– Cho dầu vào nồi, phi thơm hành rồi cho rau ngót vào xào chín tới
– Cho thêm nước, thịt băm vào nấu sôi, nêm gia vị và tắt bếp khi canh đã chín.
1.2. Trứng chiên rau củ
Trứng chiên rau củ là món ăn lạ miệng, hấp dẫn dành cho các bé 7 tuổi suy dinh dưỡng, giúp bổ sung các nhóm chất có lợi như protein, khoáng chất, chất xơ… Món này còn rất phù hợp với các bé lười ăn rau.
Cách chế biến món trứng chiên rau củ rất đơn giản như sau:
– Chuẩn bị nguyên liệu gồm trứng 2 quả và các rau củ: ngô ngọt, đậu hà lan, cà rốt, cải bắp, nấm, hành tím.
– Rau rửa sạch và sơ chế: ngô ngọt tách lấy hạt, đậu hà lan và cà rốt cắt khúc, nấm và rau cải cắt nhỏ hoặc thái sợi.
– Đập trứng ra bát, thêm gia vị vừa ăn, khuấy đều cho tan gia vị.
– Đặt chảo lên bếp, thêm dầu đợi sôi thì cho hành vào phi thơm, thêm các rau củ vào đảo đều, đến khi chín thì thêm trứng vào. Bạn vặn thật nhỏ lửa, đậy nắp 3-5 phút là trứng sẽ chín và không cháy.
Trứng chiên rau củ là món giàu dinh dưỡng, dễ chế biến. Mẹ cũng có thể sáng tạo bằng cách phối với bất kỳ món rau củ nào mình muốn, thêm thịt gà hoặc tôm vào để món ăn thêm phần hấp dẫn.
1.3. Mì hải sản
Mì hải sản cho bé biếng ăn, chậm tăng cân
Nhiều trẻ nhỏ rất thích ăn mì. Do đó, mẹ có thể chế biến món mì hải sản, vừa khuyến khích bé 7 tuổi ăn ngon lại giàu dinh dưỡng. Điều đặc biệt là hải sản có tính selenium cao, giúp bảo vệ hệ miễn dịch và hệ thống tuyến giáp của bé rất tốt.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, hải sản có tính hàn cao nên việc nấu quá nhiều sẽ dễ sinh các chất kỵ nhau. Mẹ chỉ nên phối hợp 2-3 loại hải sản để tạo ra món mì thơm ngon, hấp dẫn cho con.
1.4. Súp rau củ
Nếu bé nhà bạn suy dinh dưỡng hay lười ăn thì mẹ có thể tham khảo ngay món súp rau củ. Món này vừa dễ nấu lại hấp dẫn, kích thích con ăn ngon miệng. Ngoài rau củ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, mẹ có thể thêm vào tôm, thịt để món ăn này tăng phần dinh dưỡng.
1.5. Cháo mực
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mực rất giàu selenium, khoáng chất, vitamin B2 và B12. Nhờ đó, món cháo mực sẽ đem lại tác dụng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, duy trì thể trạng dẻo dai, hạn chế mắc bệnh vặt.
Khi nấu cháo mực, mẹ cần làm mực thật sạch để loại bỏ độc tố, chất nhầy. Sau khi nấu chín cháo, mẹ nên xào sơ mực rồi mới cho vào nồi cháo, nêm gia vị vừa ăn, ninh thêm 10 – 20 phút nữa là đã có thể tắt bếp và dùng được.
1.6. Súp bí đỏ
Bí đỏ nổi tiếng với công dụng giúp sáng mắt, tốt cho tim mạch và tăng cường phát triển não bộ của trẻ. Do đó, nếu thấy trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng thấp còi, mẹ hãy bổ sung ngay vào thực đơn món súp cháo bí đỏ nhé.
1.7. Mì sốt bò cà chua
Không chỉ giàu protein, thịt bò còn giàu canxi, sắt, kẽm và các vitamin A, PP, B6, B12… rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng. Vậy nên, mẹ có thể thêm mì sốt bò cà chua vào thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 7 tuổi.
1.8. Đậu hũ non hấp trứng thịt
Tìm hiểu thêm: Cẩn thận khi sử dụng kem bôi da có chứa Corticoid cho trẻ
Đậu hũ non hấp trứng thịt là món ăn hấp dẫn, ngon miệng cho trẻ
Vừa dễ làm lại giàu dinh dưỡng chính là món đậu phụ hấp trứng thịt dành cho trẻ suy dinh dưỡng. Cách chế biến đơn giản như sau:
– Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2 miếng đậu hũ non, 300g thịt xay, 2 quả trứng gà,hành lá, gừng, bột năng, dầu mè, nước tương và các gia vị cần thiết.
– Sơ chế nguyên liệu: đậu hũ non cắt miếng dày 0,5-1cm, hành lá làm sạch thái nhỏ, gừng bỏ vỏ cắt sợi, trứng cho vào bát rồi thêm muối và đánh tan.
– Lấy 1 tô to xếp đậu hũ non vào, đổ trứng vào rồi đem hấp trong 5-7 phút.
– Trong thời gian hấp đậu hũ, bạn làm nóng chảo, phi thơm hành và cho thịt xay vào xào. Khi thịt săn nêm gia vị vừa ăn, thêm 2 muỗng canh nước.
– Pha 1 thìa bột năng với 2 thìa nước, khuấy đều rồi cho từ từ hỗn hợp vào chảo thịt, đảo đều đến khi nước hơi cạn, được hỗn hợp sền sệt thì rắc thêm 1 ít tiêu và hành rồi tắt bếp.
– Đổ thịt bằm vừa đun lên trên bát đậu hũ non hấp trứng là mẹ đã được thành phẩm đậu hũ non hấp thịt cho con.
1.9. Thịt viên rau củ
Thịt viên rau củ cũng là món dễ làm, hấp dẫn và giàu dinh dưỡng cho các bé 7 tuổi biếng ăn, chậm lớn. Mẹ có thể hấp hoặc chiên tùy theo khẩu vị, sở thích của bé.
1.10. Thịt bò xào rau củ
Thịt bò xào rau củ cũng là món rất “đưa cơm” cho các bé 7 tuổi. Mẹ có thể dùng các loại rau củ như cà rốt, ớt chuông, nấm, hành tây… xào với thịt bò để món ăn thêm thơm ngon, màu sắc bắt mắt.
2. Khám dinh dưỡng là giải pháp hiệu quả giúp bé hết suy dinh dưỡng
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt xuất huyết cần nhập viện
Trẻ nên được khám dinh dưỡng định kỳ để đảm bảo phát triển toàn diện
Thực tế, việc sưu tầm thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi chỉ giúp mẹ cải thiện bữa ăn của bé thêm đa dạng, bé bớt chán ăn, cơ thể được bổ sung nhiều dưỡng chất để phát triển. Thế nhưng, nếu trẻ thật sự bị suy dinh dưỡng thì việc cải thiện các bữa ăn thôi là không đủ, bé cần đi khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời, không ảnh hưởng đến sự phát triển về sau.
Một trong những dấu hiệu giúp bố mẹ dễ nhận biết nhất con có nguy cơ suy dinh dưỡng là bé chậm tăng cân hơn hẳn các bạn đồng trang lứa hoặc không tăng cân trong 2-3 tháng. Bố mẹ đừng chủ quan mà hãy cho bé đi khám càng sớm càng tốt.
Tại Thu Cúc TCI, trẻ tới khám sẽ được các bác sĩ khám lâm sàng, tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác định tình trạng bệnh. Kết quả sẽ cho bố mẹ biết chính xác con thiếu, thừa chất gì để điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Hơn thế, bác sĩ TCI còn tư vấn tới bố mẹ cách chăm sóc để con phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, đẩy lùi nguy cơ suy dinh dưỡng có thể xảy ra với trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.