Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh phố biến ở trẻ nhỏ, với tỷ lệ mắc toàn cầu là 5%, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Dính thắng lưỡi liên quan mật thiết với tình trạng trẻ khó ăn, khó phát âm,… Xử lý dị tật này không phức tạp. Cùng đọc câu chuyện phẫu thuật dính thắng lưỡi cấp độ 3 của bé Nghiêm Minh Đăng để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nhé!
Bạn đang đọc: 10 phút phẫu thuật dính thắng lưỡi cấp độ 3 cho bé 4 tháng
1. Về dính thắng lưỡi
1.1. Khái niệm
Thắng lưỡi hay phanh lưỡi là một màng niêm mạc hình tam giác, một đầu dính với sàn miệng, đầu còn lại dính với lưỡi. Theo đó, khi thắng lưỡi ngắn hơn bình thường, hạn chế khả năng hoạt động của lưỡi, tình trạng dính thắng lưỡi được xác định.
1.2. Dấu hiệu nhận biết
Hiện nay, phần lớn trẻ dính thắng lưỡi được phát hiện sớm, ngay trong tháng đầu tiên sau sinh, thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng. Một số trường hợp phát hiện muộn hơn, khi bố mẹ quan sát thấy ở trẻ xuất hiện những biểu hiện sau: Bú, ăn uống và phát âm khó khăn; khó hoặc không thể di chuyển lưỡi sang 2 bên hoặc nâng lưỡi lên chạm hàm trên hoặc đưa lưỡi ra khỏi hàm dưới; lưỡi trẻ có hình trái tim hoặc hình chữ V khi khóc; còn khi cố gắng di chuyển, đầu lưỡi trẻ nhọn hoặc vuông; các răng cửa hàm dưới hở hoặc nghiêng.
Hầu hết trẻ dính thắng lưỡi được phát hiện trong tháng đầu tiên sau sinh
1.3. Dính thắng lưỡi các cấp độ
Dính thắng lưỡi có mấy cấp độ? Phân loại theo chiều dài thắng lưỡi, dính thắng lưỡi được chia thành 4 cấp độ:
– Dính thắng lưỡi cấp độ 1 – Dính thắng lưỡi nhẹ (thắng lưỡi dài 12 – 16 mm): Đầu lưỡi trẻ có thể chạm vào vòm khẩu cái cứng nên lưỡi vẫn có thể hoạt động bình thường.
– Dính thắng lưỡi cấp độ 2 – Dính thắng lưỡi trung bình (thắng lưỡi dài 8 – 11mm): Đầu lưỡi trẻ không thể chạm vào vòm khẩu cái cứng nên hoạt động của lưỡi đã hạn chế.
– Dính thắng lưỡi cấp độ 3 – Dính thắng lưỡi nặng (thắng lưỡi dài 3 – 7mm): Đầu lưỡi không những không thể chạm vào vòm khẩu cái cứng mà còn gần như dính vào sàn miệng, vì vậy mà lưỡi hoạt động cực kỳ khó khăn.
– Dính thắng lưỡi cấp độ 4 – Dính thắng lưỡi hoàn toàn (thắng lưỡi ngắn hơn 3mm).
1.4. Hệ quả tiêu cực của dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi có sao không? Ở một số cấp độ, dính thắng lưỡi “có sao”. Cụ thể:
– Cấp độ 1, 2: Khả năng không để lại hệ quả tiêu cực. Đối với những trường hợp này, chưa điều trị ngay mà cần theo dõi thêm.
– Cấp độ 3, 4: Chắc chắn để lại hệ quả tiêu cực, nếu không được điều trị kịp thời. Những hệ quả đó có thể là: Biếng ăn, chậm lớn, nói ngọng (hoặc không thể nói) và tự ti về diện mạo của bản thân. Chính vì vậy, những trẻ này phải được phẫu thuật cắt thắng lưỡi sớm.
2. Bé Nghiêm Minh Đăng phẫu thuật dính thắng lưỡi cấp độ 3
2.1. Tình trạng dính thắng lưỡi của Minh Đăng
Minh Đăng nằm trong số nhiều trẻ phát hiện sớm dính thắng lưỡi thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ sau sinh. Bé dính thắng lưỡi cấp độ 3. Như đã chia sẻ phía trên, cấp độ này bắt buộc phải phẫu thuật. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, bé còn quá non nớt, bác sĩ Thu Cúc TCI tư vấn bố mẹ chờ đến khi bé 4 tháng tuổi.
Khi Minh Đăng bước sang tháng thứ tư, bố mẹ cho bé trở lại Thu Cúc TCI thăm khám. Bé nhận chỉ định cắt thắng lưỡi từ bác sĩ Thu Cúc TCI.
Tìm hiểu thêm: 5 Thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả, bạn đã biết hay chưa
Khi Minh Đăng 4 tháng tuổi, bố mẹ cho bé trở lại Thu Cúc TCI thăm khám
2.2. Phương pháp cắt thắng lưỡi được bố mẹ Minh Đăng lựa chọn
Hiện tại, ở Thu Cúc TCI, thắng lưỡi đang được phẫu thuật bằng 2 phương pháp:
– Phương pháp thứ nhất: Sử dụng dao laser hay còn gọi là dao điện. Đây là phương pháp cắt thắng lưỡi gây tê, có chi phí tốt nhưng chỉ phù hợp với những bé có khả năng hợp tác.
– Phương pháp thứ hai: Sử dụng dao Plasma. Đây là phương pháp cắt thắng lưỡi gây mê, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, được lựa chọn nhiều hơn bởi bố mẹ các bé dính thắng lưỡi. Cụ thể, các ưu điểm của phương pháp này là: Không gây đau, không gây chảy máu, không gây sưng, không gây biến chứng. Sở dĩ có những điểm mạnh này là vì dao Plasma có khả năng đông điện (cắt đến đâu cầm máu đến đấy) và giải phóng không nhiều năng lượng (bảo toàn nguyên vẹn các mô mềm lân cận vùng cắt).
Xem xét phân tích của bác sĩ Thu Cúc TCI về ưu – nhược điểm của hai phương pháp, bố mẹ Minh Đăng quyết định cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma.
2.3. 10 phút giải quyết dính thắng lưỡi độ 3 bằng dao Plasma
Sau khi thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết và nhận kết quả đạt điều kiện, bé Minh Đăng được đưa vào phòng phẫu thuật vô khuẩn một chiều. Bác sĩ, điều dưỡng chuyên môn cao Thu Cúc TCI gây mê nội khí quản cho Minh Đăng rồi tiến hành dùng Plasma cắt thắng lưỡi cho bé. Khi phẫu thuật kết thúc, Minh Đăng được đưa về phòng chăm sóc hậu phẫu.
>>>>>Xem thêm: Muôn vàn lời đồn về cách hết hóc xương cá
Minh Đăng được đưa về phòng chăm sóc hậu phẫu khi phẫu thuật kết thúc
“Giống như nhiều ca phẫu thuật cắt thắng lưỡi bằng công nghệ Plasma Plus khác, ca của bệnh nhân Nghiêm Minh Đăng diễn ra suôn sẻ. Thắng lưỡi đã được cắt sau khoảng 10 phút. Ở bệnh nhân không có hiện tượng chảy máu, hiện tượng sưng cũng không có. Chờ thuốc mê tan hết, bệnh nhân tỉnh lại khoảng 30 – 60 phút thì có thể ăn uống bình thường. Sau đó bệnh nhân có thể về nhà mà không cần lưu viện.” – Chia sẻ của bác sĩ Thu Cúc TCI về kết quả phẫu thuật của Minh Đăng.
Sở hữu đội ngũ y bác sĩ tai mũi họng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và công nghệ phẫu thuật hiện đại, tân tiến; bên cạnh bé Nghiêm Minh Đăng, Thu Cúc TCI đã cắt thắng lưỡi các mức độ cho nhiều bệnh nhi khác. Chính vì vậy, nếu bé bị dính thắng lưỡi và bạn đang băn khoăn không biết nên cắt thắng lưỡi ở đâu uy tín, chất lượng; liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết và đặt lịch thăm khám – điều trị, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.