2 Điều giúp tăng đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin

Để tăng cường phản ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin thì ngủ đủ giấc và bổ sung đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Ngoài ra, sau tiêm cơ thể có những phản ứng nhất định, bạn cần phân biệt đâu là phản ứng nghiêm trọng để kịp thời tới bệnh viện để được chẩn đoán.

Bạn đang đọc: 2 Điều giúp tăng đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin

1. Hai điều cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin

Mỗi cá nhân sẽ có khả năng đáp ứng vắc xin khác nhau. Tùy vào nhiều yếu tố: độ tuổi, giới tính sinh học, sức khỏe tổng quát.

Cụ thể, người cao tuổi có phản ứng kém hiệu quả hơn so với người trẻ. Hoặc sự thay đổi phản ứng kháng thể của mũi tiêm phòng sởi sẽ phụ thuộc vào bộ gene.

Ngoài ra, phản ứng về miễn dịch sau tiêm còn phụ thuộc vào giấc ngủ và chế độ dinh dưỡng.

1.1. Giấc ngủ

Thiếu ngủ hoặc không ngủ sẽ làm phản ứng miễn dịch của cơ thể suy yếu. Theo nghiên cứu, người ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm ngăn cơ thể đáp ứng miễn dịch với các loại vắc xin. Lúc này tỷ lệ đáp ứng miễn dịch giảm mạnh, có khi chỉ chưa đến một nửa so với người ngủ đủ giấc. Điều này ảnh hưởng đến nhóm đối tượng thuộc 18 đến 60 tuổi hơn là nhóm đối tượng trên 65 tuổi.

Ngược lại, những người ngủ đủ 7 tiếng/đêm lại cho thấy việc đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng hiệu quả hơn hẳn. Một giấc ngủ ngon không chỉ mang lại lợi ích cho não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng,… mà còn góp phần tăng cường phản ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin.

Một số cách có thể áp dụng để có một giấc ngủ ngon:

– Tắt nguồn ánh sáng xanh trước khi đi ngủ ít nhất 1 tiếng.

– Không sử dụng bất kỳ đồ uống gây mất ngủ như cà phê, trà,…

– Nghe nhạc không lời để vào giấc dễ hơn.

– Có thể dùng đèn ngủ có ánh sáng ấm áp.

– Giữ một không gian ngủ yên tính, tránh âm thanh lớn.

2 Điều giúp tăng đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin

Ngủ đủ giấc góp phần giúp cơ thể tăng đáp ứng với vắc xin hơn những người thiếu ngủ

1.2. Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến hệ vi sinh đường ruột, cũng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng của cơ thể với các loại vắc xin.

Những người có lượng vi khuẩn đường ruột dồi dào có khả năng duy trì hiệu quả của vắc xin sau khi tiêm đủ liều. Những người có đường ruột khỏe cũng cho thấy phản ứng tốt hơn với vắc xin tả, uốn ván. Do đó, chú ý tới chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn sau tiêm chủng là rất cần thiết. Thời gian này bạn nên:

– Ăn đủ bữa và đa dạng thực phẩm. Sau tiêm có thể có cảm giác mỏi mệt và chán ăn, nhưng tuyệt đối không được bỏ bữa. Thay vào đó nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa cần đầy đủ nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc, chất xơ,….

– Ăn các món mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,…

– Không uống rượu bia, trà hoặc cà phê.

– Không ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều đường.

2. Một số yếu tố khác thúc đẩy đáp ứng tiêm chủng

Ngoài giấc ngủ và chế độ dinh dưỡng trên, bạn cũng cần lưu ý những yếu tố khác trong việc thúc đẩy cơ thể đáp ứng với vắc xin:

– Tập thể dục nhẹ nhàng, ưu tiên các bài tập, bộ môn dạng nhẹ. Bao gồm: đi bộ nhanh, tập yoga, đạp xe tại chỗ,… Vận động trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin giúp cơ thể sản sinh nhiều kháng thể hơn so với người không tập. Bạn có thể bắt đầu tập luyện sau 1 – 2 ngày kể từ thời điểm tiêm.

– Giảm sử dụng kháng sinh nếu không thực sự cần thiết. Bởi khoa học chứng minh thuốc kháng sinh làm giảm hệ vi sinh đường ruột và gây rối loạn phản ứng miễn dịch với tiêm chủng. Ví dụ sau khi tiêm cúm, bạn dùng thuốc kháng sinh trong 5 ngày liên tục thì sẽ bị giảm số lượng vi khuẩn trong ruột xuống 10.000 lần. Đồng thời khiến phản ứng kháng thể với vắc xin cúm thấp hơn so với những người khác.

Tìm hiểu thêm: 5 Đối tượng không nên tiêm vắc-xin cần lưu ý

2 Điều giúp tăng đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin

Đạp xe tại chỗ trong vòng 1 tháng sau tiêm cũng là một cách tăng đáp ứng miễn dịch

3. Các phản ứng ban đầu sau tiêm cần lưu ý

Chú trọng vào giấc ngủ, dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi,… rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp theo dõi phản ứng cơ thể vào thời gian đầu ngay sau khi tiêm phòng. Thông thường khoảng 1-2 ngày đầu sau tiêm.

3.1. Các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin

Tiêm phòng xong thì cơ thể sẽ có những phản ứng nhất định để cho thấy khả năng đáp ứng với vắc xin. Tùy mỗi người có thể có hoặc không, nếu có thì các phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, tự khỏi và biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.

– Đau, sưng, nóng hoặc cảm giác ngứa,… ngay tại vị trí tiêm.

– Sốt nhẹ, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, có thể buồn ngủ,…

– Rối loạn tiêu hóa, cảm giác chán ăn hoặc ăn không ngon miệng,…

Với các phản ứng trên thì có thể kiểm soát bằng cách:

– Chườm mát, uống thuốc để hạ thân nhiệt.

– Dùng thuốc phù hợp do bác sĩ kê.

3.2. Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin

Bên cạnh phản ứng nhẹ kể trên thì vẫn có tỷ lệ nhỏ xảy ra các phản ứng nặng và nghiêm trọng. Các phản ứng này không thể coi thường và chủ quan bởi tiềm ẩn nguy cơ tử vong, vô cùng nguy hiểm. Bao gồm:

– Phát ban.

– Khó thở, tức ngực.

– Tim đập dồn dập, loạn nhịp.

– Giọng khàn, khó nghe hơn bình thường.

– Chảy nước mũi.

– Đau bụng.

– Nôn.

– Tiêu chảy liên tục.

Các phản ứng này ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tuần hoàn và ý thức như:

– Phù thanh quản.

– Thở gấp, khò khè, tím tái.

– Rối loạn về nhịp thở, rối loạn về ý thức.

– Co giật, hôn mê.

– Ngừng tuần hoàn, hô hấp.

Do đó, ngay khi nhận thấy bản thân có những phản ứng nghiêm trọng kể trên, bạn cần tới bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán tình trạng hiện tại. Khi được can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm rủi ro, giảm nguy cơ nhập viện và bảo toàn tính mạng.

2 Điều giúp tăng đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin

>>>>>Xem thêm: 4 trường hợp nên tiêm ngừa vaccin uốn ván

Đến bệnh viện kiểm tra ngay khi nhận thấy có những phản ứng nặng

Trên đây là những lưu ý cho bạn trong việc theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm vắc xin để tăng hiệu quả chủng ngừa. Hy vọng thông tin bài viết giúp ích tới bạn. Hãy chủ động phòng bệnh dù ở bất kỳ độ tuổi nào, kết hợp lối sống lành mạnh cùng tiêm chủng đầy đủ và khám sức khỏe định kỳ hàng năm giúp bạn an tâm làm việc, sinh hoạt và vui chơi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *