2 Loại thuốc trĩ ngoại được dùng điều trị phổ biến hiện nay

Việc điều trị trĩ ngoại kịp thời và hiệu quả là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, thuốc trĩ ngoại đóng vai trò quan trọng như một giải pháp hỗ trợ đắc lực cho người bệnh trong quá trình điều trị.

Bạn đang đọc: 2 Loại thuốc trĩ ngoại được dùng điều trị phổ biến hiện nay

1. Tổng quan về bệnh trĩ ngoại

1.1. Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng các búi tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị giãn nở, sưng tấy và phình ra ngoài hậu môn. Búi trĩ ngoại thường nằm dưới da, xung quanh hậu môn, có thể nhìn và sờ thấy rõ ràng.

1.2. Nguyễn nhân gây ra tình trạng trĩ ngoại

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh trĩ ngoại, bao gồm:

– Táo bón: Khi táo bón, người bệnh phải rặn nhiều để đi đại tiện, tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, dẫn đến giãn nở và hình thành búi trĩ.

– Ngồi lâu: Ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài có thể khiến máu ứ đọng ở khu vực hậu môn, dẫn đến giãn nở tĩnh mạch và hình thành búi trĩ.

– Mang thai: Khi mang thai, thai nhi chèn ép vào các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, khiến máu ứ đọng và hình thành búi trĩ.

– Di truyền: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh trĩ.

Ngoài ra có thể do các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh trĩ ngoại bao gồm: béo phì, tiêu chảy mãn tính, nâng vật nặng thường xuyên,…

2 Loại thuốc trĩ ngoại được dùng điều trị phổ biến hiện nay

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây nên trĩ

1.3. Triệu chứng khi mắc bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại thường không gây ra nhiều đau đớn, nhưng có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như:

– Ngứa rát hậu môn do búi trĩ ma sát vào da và quần áo.

– Người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu khi ngồi hoặc đi lại do búi trĩ sưng to

– Chảy máu khi người bệnh rặn mạnh trong quá trình đại tiện

– Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, có thể sờ thấy được

2. Thuốc trĩ ngoại: Thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ

Bị trĩ ngoại nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nếu thấy mình có những triệu chứng kể trên thì cần tới ngay bệnh viện thăm khám và tiếp nhận tư vấn điều trị. Với các trường hợp nhẹ, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc. Bao gồm 2 dạng thuốc trĩ ngoại sau:

2.1. Điều trị bằng thuốc trĩ ngoại dạng uống

Đây là nhóm thuốc có thành phần chính là thực vật hoặc chứa hoạt chất Rutin có tác dụng:

– Tăng tính thẩm thấu và sức đàn hồi của các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng.

– Làm giảm tình trạng phù nề, xung huyết tĩnh mạch.

– Chống viêm và giảm đau.

– Giảm chảy máu.

Ngoài các tác dụng cải thiện triệu chứng do trĩ ngoại gây nên thì dạng thuốc này cũng tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Về liều lượng và cách dùng thuốc dạng uống, người bệnh cần:

– Dùng liều lượng được khuyến cáo bởi bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên bao bì.

– Uống cùng với nước lọc và uống sau bữa ăn. Không uống thuốc cùng với nước có gas, cà phê, bia rượu vì sẽ ảnh hướng đến hiệu quả của thuốc và gây ra các phản ứng không mong muốn.

Tìm hiểu thêm: Prospan – Thuốc ho từ thảo dược và những điều cần biết

2 Loại thuốc trĩ ngoại được dùng điều trị phổ biến hiện nay

Thuốc điều trị trĩ ngoại dạng uống thường được chỉ định ở trường hợp bệnh nhẹ

2.2. Điều trị bằng thuốc trĩ ngoại dạng bôi tại chỗ

Thuốc trĩ ngoại dùng tại chỗ gồm có thuốc mỡ bôi và thuốc dạng viên đặt vào trong hậu môn. Công dụng của dạng thuốc bôi là:

– Kháng viêm.

– Giảm đau.

– Làm săn chắc tĩnh mạch.

Về cách dùng thuốc, người bệnh cần:

– Rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi sử dụng thuốc.

– Vệ sinh vùng hậu môn thật sạch và lau khô.

– Lấy một lượng thuốc vừa đủ và thoa nhẹ nhàng vào búi trĩ và xung quanh khu vực hậu môn. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trĩ ngoại

Một số lưu ý trong điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp dùng thuốc gồm:

– Thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc điều trị khác đang sử dụng. Thuốc kê đơn và không kê đơn, thực phẩm chức năng,…. đều cần được thông báo đầy đủ để bác sĩ có hướng chỉ định phù hợp.

– Cẩn thận khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc người có bệnh lý nền.

– Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ trong quá trình điều trị bằng thuốc, hãy ngừng sử dụng và tới gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp thay thế (nếu có).

– Không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

– Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, không để thuốc ở chỗ ẩm ướt như nhà tắm hay trong tủ lạnh.

– Kết hợp sử dụng thuốc trĩ ngoại dạng uống với các biện pháp điều trị khác như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tập thể dục thường xuyên,… để đạt hiệu quả tốt nhất.

2 Loại thuốc trĩ ngoại được dùng điều trị phổ biến hiện nay

>>>>>Xem thêm: Doxycycline: Kháng sinh phổ rộng và lưu ý sử dụng

Bà bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để không ảnh hưởng đến cả thai nhi và chính mình

4. Phòng ngừa trĩ ngoại

Để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh nên:

– Ăn nhiều chất xơ (gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,..).

– Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày) để giúp cơ thể đào thải độc tố và ngăn ngừa táo bón.

– Hạn chế thức ăn có tính cay nóng và nhiều dầu mỡ.

– Tập thể dục thường xuyên để giúp tăng cường lưu thông máu và giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.

– Hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích để tránh giãn nở tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.

– Tránh ngồi lâu, nên tạo thói quen tập thể dục thường xuyên. Mỗi ngày tập ít nhất khoảng 30 phút và dành thời gian tập 5 buổi/tuần. Các bài tập người bệnh có thể lựa chọn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga,…

– Nếu thừa cân hoặc béo phì thì người bệnh cần có kế hoạch giảm cân khoa học.

– Tránh mang vác vật nặng. Nếu phải mang vác thì nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như xe đẩy hàng, xe kéo,…

– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là thông tin cơ bản về 2 dạng thuốc trĩ ngoại thường được dùng trong điều trị hiện nay. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và cách dùng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *