2 phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng phổ biến

Nội soi thực quản dạ dày tá tràng hay nội soi đường tiêu hóa trên thường gọi tắt là nội soi dạ dày. Đây là phương pháp thăm khám trực tiếp giúp phát hiện và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tại thực quản, dạ dày và tá tràng. Tham khảo bài viết để tìm hiểu 2 phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng đang được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.

Bạn đang đọc: 2 phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng phổ biến

1. Thông tin chung về nội soi thực quản dạ dày tá tràng

1.1. Khái niệm nội soi thực quản dạ dày tá tràng

Kỹ thuật nội soi này là thăm dò chức năng được ứng dụng phổ biến, có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tại đường tiêu hóa trên. Để thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ sử đưa một ống nội soi mềm có đường kính nhỏ có gắn đèn và camera qua đường miệng hoặc đường mũi. Ống nội soi sẽ đi xuống thực quản vào dạ dày và đến tá tràng.

Lúc này, camera gắn ở đầu ống nội soi sẽ thu hình trực tiếp bên trong ống tiêu hóa và chiếu lên màn hình. Dựa vào hình ảnh này, bác sĩ sẽ quan sát các bất thường (nếu có) và chẩn đoán tình trạng bệnh.

2 phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng phổ biến

Nội soi là kỹ thuật tiên tiến, đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tại thực quản – dạ dày – tá tràng

1.2. Vai trò của nội soi

Nội soi có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ trên niêm mạc đường tiêu hóa. Mục đích thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên bao gồm:

– Xác định tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải tại thực quản – dạ dày – tá tràng như: tổn thương viêm loét, dị vật, vi khuẩn HP, polyp, chít hẹp đường tiêu hóa,,…

– Xác định nguyên nhân gây bệnh, theo dõi tiến triển bệnh lý, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

– Hỗ trợ thực hiện các thủ thuật can thiệp: lấy dị vật, sinh thiết, cầm máu, cắt polyp, nong hẹp,… ngay trong quá trình nội soi.

– Đặc biệt các công nghệ nội soi hiện đại (như nội soi MCU hoặc NBI 5P) còn có thể chỉ điểm ung thư đường tiêu hóa từ rất sớm và can thiệp loại bỏ hiệu quả các tổ chức tiền ung thư hoặc ung thư sớm.

2. Phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng thường gặp

Hiện nay, các phương pháp nội soi đường tiêu hóa trên được ứng dụng rộng rãi bao gồm:

2.1. Nội soi thực quản dạ dày qua đường miệng

Đây là phương pháp nội soi đường tiêu hóa trên được chỉ định phổ biến nhất. Ống nội soi được đưa qua đường miệng xuống thực quản, dạ dày và tá tràng. Phương pháp này được chia thành 2 hình thức thực hiện như sau:

Nội soi thường quy

Bác sĩ không thực hiện gây mê và sẽ thực hiện nội soi khi người bệnh hoàn toàn tỉnh táo. Hình thức nội soi này giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian chuẩn bị.

Tuy nhiên nhược điểm của nội soi thường quy là người bệnh có thể có cảm giác buồn nôn, khó chịu khi ống nội soi đi qua vòm họng. Trường hợp người bệnh không nằm im, không hợp tác sẽ gây cản trở quá trình thăm khám của bác sĩ.

Nội soi không đau

Hình thức nội soi này được ví như một giấc ngủ ngon êm ái do người bệnh được gây mê tĩnh mạch. Đây là hình thức nội soi đường tiêu hóa trên được đông đảo người bệnh lựa chọn.

Ưu điểm của hình thức này là trải nghiệm nhẹ nhàng, không đau, không khó chịu. Người bệnh không bị kích thích, bác sĩ có thể quan sát thuận lợi, giảm thiểu tối đa các tai biến, biến chứng. Từ đó, thời gian thực hiện nội soi có thể được tiết kiệm đáng kể. Nội soi không đau có chi phí cao hơn nội soi thường quy và công đoạn chuẩn bị thường kéo dài hơn.

Tìm hiểu thêm: Chụp cộng hưởng từ sọ não để làm gì?

2 phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng phổ biến

Nội soi không đau được nhiều người bệnh lựa chọn nhờ trải nghiệm êm ái, dễ chịu

2.2. Nội soi thực quản dạ dày tá tràng qua đường mũi

Nội soi dạ dày qua đường mũi là phương pháp mới, được đưa vào ứng dụng bên cạnh nội soi qua đường miệng. Ống nội soi đường mũi có đường kính rất nhỏ (khoảng 5.9cm). Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua đường mũi của người bệnh để thăm dò thực quản, dạ dày, tá tràng.

Khi thực hiện nội soi qua đường mũi, người bệnh không cần gây mê nên có thể trao đổi, trò chuyện trực tiếp với bác sĩ. Ống nội soi đi qua đường mũi có ưu điểm không gây buồn nôn hay khó chịu do không chạm vào vòm họng. Ống nội soi không gây kích thích, người bệnh nằm im giúp bác sĩ dễ dàng thực hiện nội soi.

Lưu ý rằng phương pháp này có điểm hạn chế là không thể thực hiện các thủ thuật can thiệp như cầm máu, nong chỗ hẹp, cắt polyp,… Trong trường hợp cần thực hiện các thủ thuật này, người bệnh cần chuyển sang nội soi qua đường miệng.

Ngoài ra, nội soi tiêu hóa qua đường mũi không thực hiện được với những người đang mắc các bệnh lý về mũi, hẹp khe mũi.

2 phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng phổ biến

>>>>>Xem thêm: Siêu âm cơ xương khớp là gì và có tác dụng như thế nào?

Người bệnh ở trạng thái tỉnh táo khi thực hiện nội soi dạ dày qua đường mũi

3. Trường hợp cần nội soi thực quản dạ dày tá tràng

3.1. Chỉ định nội soi

Nội soi đường tiêu hóa trên được chỉ định trong các trường hợp như sau:

– Người bệnh xuất huyết tiêu hóa cần tiến hành nội soi cấp cứu. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể chẩn đoán xác định, tìm ra nguyên nhân chảy máu và can thiệp cầm máu.

– Những người có người thân trong gia đình từng mắc các bệnh lý ung thư tại hệ tiêu hóa, hoặc bản thân có nguy cơ mắc polyp có yếu tố gia đình.

– Đau thượng vị, đau bụng không rõ nguyên nhân, buồn nôn sau khi ăn.

– Ăn uống không ngon miệng; ăn uống đủ nhưng kém hấp thu; bị sút cân bất thường không rõ nguyên nhân.

– Có triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực (không liên quan đến tim mạch), trào ngược thức ăn, nuốt nghẹn.

– Xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân đen.

– Người có tiền sử mắc hoặc đang theo dõi các bệnh lý liên quan đến thực quản – dạ dày – tá tràng.

– Những người khỏe mạnh bình thường (nhất là từ 40 tuổi trở lên)  hoàn toàn có thể nội soi định kỳ nhằm tầm soát sớm các bệnh lý đường tiêu hóa trên.

3.2. Chống chỉ định nội soi

Nội soi tiêu hóa nói chung chống chỉ định tương đối với những người già yếu, cơ thể suy nhược; huyết áp thấp hơn 90/60 mmHg; phụ nữ có thai; người bệnh tâm thần không phối hợp được với bác sĩ. Ngoài ra những người vừa ăn no cũng không nên thực hiện nội soi tiêu hóa.

Chống chỉ định tuyệt đối trong nội soi được áp dụng với các trường hợp:

– Người bệnh suy tim nặng, nhồi máu cơ tim hoặc đang có cơn cao huyết áp.

– Trường hợp có túi phình động mạch chủ.

– Người suy hô hấp nặng, khó thở do bất cứ nguyên nhân nào, ho nhiều.

– Người bị gù vẹo cột sống.

– Những người có nguy cơ thủng ống tiêu hóa hóa không nên thực hiện nội soi nhằm tránh biến chứng thủng.

Như vậy, nội soi thực quản dạ dày tá tràng có 2 phương pháp chính là nội soi qua đường miệng và qua đường mũi. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp nội soi phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *