2 Thông tin cần biết về các loại thuốc đi ngoài

Tiêu chảy (đi ngoài) là tình trạng phổ biến ai cũng có thể gặp phải với các triệu chứng như đại tiện phân lỏng, xảy ra nhiều lần trong ngày. Tiêu chảy thường được phân thành 2 dạng là cấp tính và mạn tính. Để giúp kiểm soát hiện tượng này, thuốc đi ngoài được xem là giải pháp cấp thiết nhằm hạn chế nguy cơ bị mất nước, mất điện giải của cơ thể, ngăn ngừa biến chứng và các hệ lụy khác do tiêu chảy gây nên.

Bạn đang đọc: 2 Thông tin cần biết về các loại thuốc đi ngoài

1. Tiêu chảy là hiện tượng gì?

Một người được coi là đang bị tiêu chảy khi người đó đi ngoài phân sống, phân lỏng từ 2 lần trở lên/ngày. Khi đó, người bệnh sẽ có những biểu hiện như bị đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, nôn mửa, mất nước, mệt mỏi,…

Có 2 dạng chính của tình trạng bị tiêu chảy đó là:

– Dạng cấp tính: có thể thuyên giảm sau khoảng 1 – 2 ngày, không diễn ra lâu hơn 1 tuần.

– Dạng mạn tính: có thể xảy ra từ 2 – 4 tuần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây tiêu chảy thường rất đa dạng, chủ yếu do người bệnh đang bị rối loạn tiêu hóa do thay đổi môi trường sống, bất dung nạp lactose trong sữa và sản phẩm từ sữa, ăn phải thực phẩm kém vệ sinh, thói quen sinh hoạt không khoa học (lạm dụng bia rượu, cà phê, chất kích thích, bị căng thẳng lâu ngày,…).

Bên cạnh nguyên nhân do bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý sau:

– Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh.

– Người bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nhiễm ký sinh trùng.

– Bị bệnh viêm loét đại tràng hoặc mắc bệnh Crohn.

– Bị mắc bệnh Celiac (bất dung nạp gluten).

– Người bị hội chứng ruột kích thích.

– Người nhạy cảm hoặc người bị dị ứng với thực phẩm.

2 Thông tin cần biết về các loại thuốc đi ngoài

Tiêu chảy có 2 dạng cấp tính và mạn tính

2. Thuốc đi ngoài và 2 điều cần biết

2.1. Thuốc đi ngoài có tác dụng kháng khuẩn không?

Với vấn đề này, các bác sĩ cho biết rằng, không phải tất các các loại thuốc chống tiêu chảy đều có tác dụng giúp kháng khuẩn. Tùy vào từng nguyên nhân gây tiêu chảy mà bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.

Đối với các trường hợp bị tiêu chảy bởi vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng những loại thuốc điều trị tiêu chảy có công dụng kháng khuẩn. Thuốc giúp ngăn chặn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây tình trạng tiêu chảy, từ đó chữa trị tiêu chảy hiệu quả.

Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tùy tiện dùng các loại thuốc tiêu chảy khi chưa có tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng sai thuốc, không đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ khiến cho tình trạng bị tiêu chảy ngày càng nặng thêm, gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người bệnh.

Để điều trị tiêu chảy dứt điểm, người bệnh nên trực tiếp tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị hiệu quả.

2.2. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc đi ngoài

Khi dùng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý thêm vấn đề sau để đảm bảo an toàn sức khỏe:

– Không chữa trị tiêu chảy tại nhà nếu có tiền sử bị mắc bệnh gan hoặc đang dùng những loại thuốc khác, có biểu hiện nhiễm trùng. Bởi lúc này bạn có thể cần sử dụng kháng sinh hoặc các loại thuốc khác thích hợp hơn.

– Không được tự ý sử dụng thuốc tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được kê toa thuốc phù hợp từ bác sĩ.

– Không được tự ý mua thuốc tiêu chảy về sử dụng. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định dùng bất cứ loại thuốc nào. Khi sử dụng thuốc, bạn cần đọc kỹ thông tin về cách dùng và liều lượng theo khuyến cáo.

– Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh để điều trị tiêu chảy, bệnh nhân nên bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường tiêu hóa bằng men vi sinh. Điều này giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

– Nếu uống thuốc sau 7 ngày mà triệu chứng tiêu chảy vẫn không hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định, điều chỉnh loại thuốc, cách chữa trị khác phù hợp hơn.

– Tiêu chảy dài ngày sẽ gây tình trạng bị mất nước. Do đó, bạn cần bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể của mình.

– Với nữ giới đang mang thai, cho con bú hoặc người có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc, đang dùng các loại thuốc khác thì cần phải báo cho bác sĩ biết để được tư vấn và chỉ định sao cho phù hợp nhất.

Tìm hiểu thêm: Dùng thuốc Primperan điều trị triệu chứng nôn cần lưu ý gì?

2 Thông tin cần biết về các loại thuốc đi ngoài

Khi dùng thuốc trị tiêu chảy, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề

3. Một số lưu ý khi điều trị tình trạng bị đi ngoài tại nhà

Nếu đang bị tiêu chảy cấp tính, bạn có thể điều trị tại nhà với các lưu ý như sau:

– Đảm bảo bù nước và điện giải kịp thời. Đây là bước vô cùng quan trọng trong điều trị tình trạng tiêu chảy cấp. Dấu hiệu như phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày khiến người dễ mất nước và điện giải. Nếu không bù đủ nước kịp thời có thể dẫn tới biến chứng sốc vô cùng nguy hiểm. Hãy tăng cường bổ sung nước, chất điện giải (oresol). Điều này giúp bồi hoàn lại lượng nước và điện giải đã bị hao hụt do tiêu chảy.

– Bệnh nhân có thể bổ sung thêm men vi sinh để giúp tăng lợi khuẩn đường ruột. Qua đó giúp ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng và thúc đẩy nhanh sự hồi phục. Bạn có thể tìm men vi sinh có trong sữa chua và một số sản phẩm khác

– Người bệnh nên chọn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh món nhiều dầu mỡ, cay nóng, bia rượu. Bởi những thực phẩm này sẽ càng làm nghiêm trọng hơn tình trạng bị tiêu chảy.

2 Thông tin cần biết về các loại thuốc đi ngoài

>>>>>Xem thêm: Hydrocolacyl: Công dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng

Nên chú ý sử dụng những thực phẩm dễ tiêu

Trên đây là một số thông tin về tiêu chảy và lưu ý khi dùng thuốc đi ngoài để bạn tham khảo. Đối với dạng tiêu chảy cấp tính, bệnh nhân có thể tự chăm sóc tại nhà. Còn đối với tiêu chảy mạn tính mức độ nguy hiểm cao, người bệnh nên đi khám. Qua đó giúp tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng này và được bác sĩ hỗ trợ chữa trị. Ngoài ra, nếu sau khoảng 2 ngày sử dụng các loại thuốc đi ngoài nhưng không thuyên giảm triệu chứng, bạn cũng hãy đi khám để được bác sĩ hướng dẫn chữa trị sao cho đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *