2 Trường hợp có hạt trong mắt cần phân biệt rõ, tránh nguy hiểm

Có hạt trong mắt là triệu chứng điển hình của đau mắt hột, một bệnh dễ lây, có thể dẫn tới mù lòa. Nhưng một số trường hợp mắt có hạt trắng mà không liên quan đến bệnh này, không thực sự nguy hiểm. Cùng tìm hiểu chi tiết về từng trường hợp để phân biệt rõ qua nội dung sau đây.

Bạn đang đọc: 2 Trường hợp có hạt trong mắt cần phân biệt rõ, tránh nguy hiểm

1. Có hạt trong mắt không phải đau mắt hột

1.1 Có hạt trong mắt do lắng đọng canxi

Canxi hay còn gọi là sạn vôi có thể lắng đọng trong mắt và nhiều nơi trong cơ thể. Nguyên nhân chúng hình thành chưa được xác định nhưng cơ địa có thể là yếu tố liên quan. Một số nghiên cứu khảo sát cũng cho thấy những bệnh nhân viêm kết mạc mãn tính hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, ánh mặt trời trực tiếp… dễ bị tích tụ canxi trong mắt hơn người bình thường.

Quá trình lắng đọng canxi diễn ra trong thời gian dài, lâu dần với tạo thành những hạt nhỏ li ti. Chúng tiếp tục phồng lên theo thời gian nhưng không ảnh hưởng đến thị lực. Nó chỉ gây cộm, ngứa và hơi sưng đỏ mắt.

Nếu bên trong bờ mi dưới hoặc bờ mi trên nổi hạt trắng, kích thước nhỏ thì đó có thể là các nang nước chứa sạn vôi tích tụ dưới kết mạc sụn. Bạn nên dùng nước nhỏ mắt thường xuyên để cải thiện.

2 Trường hợp có hạt trong mắt cần phân biệt rõ, tránh nguy hiểm

Có hạt trong mắt do nhiều nguyên nhân

Để xử lý hết sạn vôi ở mắt, bạn cần đi khám và làm tiểu phẫu lấy sạn vôi đúng thời điểm. Bác sĩ sẽ gây tê dưới kết mạc rồi dùng mặt vát của kim chuyên dụng chích nạo vôi. Sau đó bạn uống kháng sinh, kháng viêm theo đơn để tránh nhiễm trùng.

1.2 Mọc mụn trong mắt

Một số trường hợp khác, bạn quan sát thấy trong mắt có mụn nhỏ trắng, giống như hạt. Đó là mụn trứng cá, mụn chắp hoặc mụn thịt. Nếu số lượng mụn ít, bạn gần như không cảm thấy khó chịu. Khi mụn to lên hoặc mọc nhiều, chúng có thể gây cộm mắt, chảy nước mắt sống liên tục. Cảm giác ngứa kích thích bạn dụi mắt nhiều lần.

Nguyên nhân hình thành mụn trong mắt chính là do rối loạn tuyến bã nhờn. Lúc này lớp màng dịch ở mắt nhanh khô, tuyến lệ cần hoạt động nhiều hơn để đáp ứng quá trình vận động của mắt. Sau một thời gian dài như vậy, mắt trở nên khô, rát. Quan sát trong mắt bạn bắt đầu thấy những mụn li ti nổi lên, thường là mụn mủ hoặc mụn trứng cá.

Ngoài ra, một số người bị mọc mụn cơm, mụn thịt phía trong bọng mặt, kích thước khoảng 1 – 3mm, không gây hại cho sức khỏe đôi mắt, chỉ làm mất thẩm mỹ.

Bạn có thể đến cơ sở y tế để loại bỏ mụn nếu chúng khiến bạn khó chịu hoặc mất tự tin khi giao tiếp.

1.3 Có hạt trong mắt do bệnh lý khác

Viêm bờ mi là một bệnh lý ở mắt gây ra lẹo và chắp mắt tồn tại dưới dạng hạt trắng trong mắt. Chúng thường mọc ở hai bờ mi, gây cộm, ngứa, sưng đỏ. Khi nhân hạt vỡ ra thì mắt sẽ khôi phục lại trạng thái như bình thường. Bệnh này hầu như không ảnh hưởng đến thị lực nếu được điều trị kịp thời.

Viêm niêm mạc mắt cũng là một căn bệnh khiến mắt bạn nổi mụn nhưng hầu như không ảnh hưởng đến thị lực. Khi bị viêm niêm mạc, cảm giác nóng rát khó chịu luôn thôi thúc bạn dụi mắt. Chính hành động dụi tay này sẽ kích thích hạt nổi lên. Cách tốt nhất để xử lý tình trạng này là điều trị hết bệnh lý liên quan.

2. Đau mắt hột có hạt trong mắt

2.1. Đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột là tình trạng viêm ở kết mạc, giác mạc, do khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Bệnh dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với mắt, mí mắt, mũi, dịch ở mắt, khoang miệng, đồ dùng cá nhân.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp Ortho K – Kiểm soát cận thị hiệu quả hơn

2 Trường hợp có hạt trong mắt cần phân biệt rõ, tránh nguy hiểm

đau mắt hột nổi hạt

Có hạt trong mắt là triệu chứng điển hình của bệnh. Những hạt này hình thành do tổn thương cơ bản mà vi khuẩn gây bệnh tạo ra. Chlamydia Trachomatis có 15 tuýp huyết thanh khác nhau. Trong môi trường lạnh chúng tồn tại rất tốt nhưng sẽ chết trong vòng 15 phút ở nhiệt độ 50 độ C. Bên ngoài cơ thể người, Chlamydia Trachomatis không sống quá 24 giờ.

Khi xâm nhập vào mắt, tại các vị trí kết mạc mi trên, kết mạc mi dưới, vùng rìa giác mạc hoặc cùng đồ sẽ xuất hiện những tổ chức hình tròn, hơi nổi lên trên. Khối này màu trắng xám, chứa mạch máu ở phía trên. Kích thước hạt từ 0.5 – 1mm, thường không đều nhau, số lượng nhiều.

Ngoài triệu trứng có hột trong mắt, người bệnh còn bị:

– Kích ứng mí mắt, ngứa và đau mắt.

– Kết mạc bị viêm, xuất hiện nhú gai khối đa giác ranh giới rõ ràng, có màng máu trên giác mạc.

– Sẹo ở kết mạc mi trên hình dạng giống như dải xơ lưới màu trắng, có nhánh, hình thành khi bệnh gây tổn thương lâu dài.

Ở mức độ nặng, vết sẹo sẽ làm sụn mi bị ngắn, bờ mi lộn vào trong, tạo khối lông quặm. Nếu không chữa kịp, khối lông quặm có thể làm loét, thủng giác mạc, viêm nội nhãn. Cuối cùng làm giảm thị lực, thậm chí mất thị lực.

2.2 Cách xử lý bệnh

Để ngăn chặn nguy cơ mù lòa do đau mắt hột, bạn cần điều trị bệnh từ sớm. Tùy theo giai đoạn, đặc điểm bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

2 Trường hợp có hạt trong mắt cần phân biệt rõ, tránh nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả mùa mưa lũ

Phẫu thuật xử lý bệnh ở mắt

Nếu điều trị nội khoa, bệnh nhân thường được chỉ định uống kháng sinh azithromycin loại 1 liều/năm, nhắc lại 6 tháng đến 1 năm sau đó, phòng tái phát. Thuốc không dùng cho mẹ bầu, đang nuôi con bú và trẻ sơ sinh, trẻ dưới 8kg. Ngoài ra có thể uống Erythromycin trong 3 tuần, tra thuốc mỡ tetracyclin 1% trong 6 tháng.

Trường hợp có lông quặm thì cần phẫu thuật, ngừa biến chứng. Tại chuyên khoa mắt TCI, không ít bệnh nhân đã được mổ quặm mắt theo phương pháp hiện đại, loại bỏ nguy cơ mất thị lực do quặm, lấy lại hàng mi đều, mọc đúng hướng chỉ sau vài giờ. Bệnh nhân không phải lưu viện nhiều ngày mà trở lại sinh hoạt bình thường từ sớm. Bà T.T.X (77 tuổi) là một trong số đó. Sau khi được các bác sĩ chuyên khoa mắt giỏi chuyên môn thăm khám, bà được chỉ định mổ. Bằng các thiết bị y tế hiện đại, các bác sĩ đã xử lý thành công cụm lông mi quặm, điều chỉnh đúng hướng. Bà không thấy khó chịu, cộm ngứa hay chảy nước mắt nữa. Bà xem điện thoại, ti vi mà không nhạy cảm với ánh sáng như trước.

Tóm lại, không phải tất cả các trường hợp có hạt trong mắt đều là đau mắt hột mà còn nhiều nguyên nhân khác. Để biết rõ lý do mắt nổi hạt, bạn cần đến chuyên khoa mắt kiểm tra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *