2 Vấn đề cha mẹ cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ

Vắc xin 6 trong 1 đang ngày càng phổ biến và được tin dùng nhờ kết hợp phòng được 6 bệnh trong cùng 1 loại vắc xin. Tuy đã được áp dụng tại Việt Nam trong thời gian dài nhưng rất nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết rõ về loại vắc xin này. Vậy những điều phụ huynh cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ, mời quý cha mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: 2 Vấn đề cha mẹ cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ

1. Những thông tin về vắc xin 6 trong 1 mà cha mẹ cần biết

1.1. Những ưu điểm mà vắc xin 6 trong 1 đem lại cho trẻ nhỏ

Với nhiều ưu điểm vượt trội, vắc xin 6 trong 1 đang được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn để tiêm cho con trẻ. Cụ thể:

– Vắc xin giúp phòng ngừa hiệu quả 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra chỉ với một loại vắc xin. Nhờ đó giảm số lần tiêm chủng so với tiêm vắc xin đơn lẻ. Đồng thời, cha mẹ vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo an toàn cho bé.

– Vắc xin chứa thành phần ho gà vô bào nên các phản ứng tại chỗ sau tiêm như sưng, đau, sốt… sẽ giảm nhẹ so với các loại vắc xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào.

– Vắc xin được sản xuất dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn, có thể sử dụng ngay. Nhờ đó giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình thao tác và đảm bảo liều lượng chính xác trong mỗi lần tiêm.

– Có thể tiêm đồng thời cùng các loại vắc xin khác mà không gây ảnh hưởng hoặc làm giảm tác dụng như: Vắc xin sởi – quai bị – rubella, vắc xin ngừa viêm não mô cầu nhóm AC, vắc xin uống phòng ngừa Rotavirus,…

– Có thể linh động phối hợp hoặc chuyển đổi với vắc xin khác cùng loại trong trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng một loại vắc xin trong một liệu trình.

2 Vấn đề cha mẹ cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ

Cha mẹ nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh

1.2. Điểm khác biệt của các loại vắc xin 6 trong 1 hiện nay

Hiện nay, vắc xin 6 trong 1 bao gồm có 2 loại chính:

– Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa được sản xuất bởi GlaxoSmithKline (GSK) của Bỉ.

– Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim được sản xuất bởi Sanofi Pasteur của Pháp.

Cơ bản 2 loại vắc xin này đều giúp phòng tránh 6 loại bệnh truyền nhiễm nêu trên. Tuy nhiên, vẫn có một vài điểm khác nhau về thành phần kháng nguyên ho gà trong vắc xin và dạng bào chế giữa hai loại vắc xin. Cụ thể:

– Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa được sản xuất dưới dạng bột HiB đã đông khô cùng huyền dịch bao gồm kháng nguyên bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B. Trước khi tiêm vắc xin, bác sĩ cần phải pha huyền dịch với bột HiB đông khô gọi là pha hoàn nguyên vắc xin. Vắc xin này sẽ chứa kháng nguyên ho gà vô bào gồm 3 thành phần kháng nguyên ho gà là PT, Filamentous hemagglutinin (FHA) và Pertactin (PRN).

– Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim được sản xuất dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn, có thể nạp sẵn trong xi lanh và sử dụng ngay. Điều này nhằm giúp rút ngắn thời gian tiêm chủng của trẻ và tránh nhiễm khuẩn trong quá trình thao tác. Đồng thời cũng đảm bảo liều lượng chính xác cho mỗi lần tiêm. Vắc xin Hexaxim chứa 2 thành phần kháng nguyên ho gà là PT và FHA.

2. Lịch tiêm chủng của vắc xin 6 trong 1 cho trẻ nhỏ

Theo Thông tư Số 38/2017/TT – BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành về danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng sử dụng vắc xin bắt buộc thì vắc xin 6 trong 1 hiện này được khuyến cáo nên tiêm 4 mũi, bao gồm:

– Mũi tiêm 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.

– Mũi tiêm 2: Tiêm cách mũi 1 một tháng.

– Mũi tiêm 3: Tiêm cách mũi 2 một tháng.

– Mũi nhắc lại: Tiêm cách mũi 3 một năm.

Vắc xin 6 trong 1 cần được tiêm theo đúng phác đồ để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. Không được tiêm quá sớm khi trẻ chưa đủ 2 tháng tuổi và hoàn thành liệu trình tiêm trước khi trẻ 24 tháng tuổi.

Tìm hiểu thêm: Các loại vắc xin uốn ván được sử dụng phổ biến

2 Vấn đề cha mẹ cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ

Phác đồ tiêm chủng của vắc xin 6 trong 1 bao gồm 4 mũi

3. Những điều cha mẹ cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ nhỏ

3.1. Những phản ứng phụ cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1

Vắc xin kết hợp 6 trong 1 cũng giống như bất kỳ loại vắc xin nào khác, vắc xin có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ nhưng thường nhẹ và chỉ xuất hiện tạm thời. Dưới đây là một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin 6 trong 1:

– Cảm giác đau, sưng và đỏ tại vị trí tiêm.

– Sốt nhẹ.

– Cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc hoặc không thoải mái.

– Phản ứng dị ứng toàn thân đi kèm với các dấu hiệu như phát ban nổi trên da, khó thở, sưng môi/ mặt hoặc sự phát triển nhanh của phản ứng dị ứng khác. Đây là triệu chứng rất hiếm, nhưng một số trẻ có thể gặp phải sau tiêm vắc xin 6 trong 1. Nếu trẻ có các biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Khi trẻ bị sốt, nếu muốn sử dụng thuốc hạ sốt hay bất kỳ loại thuốc nào khác, cha mẹ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng. Cần ghi nhớ tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu trẻ có hiện tượng sốt cao hay co giật thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

2 Vấn đề cha mẹ cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Giải đáp câu hỏi trước khi tiêm vacxin có được ăn uống gì không

Nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát và tránh đắp quá nhiều lớp cho trẻ

3.2. Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1

Để đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

– Cần theo dõi sức khỏe của trẻ tại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi biểu hiện của trẻ sau khi tiêm vắc xin. Nếu trẻ gặp biến chứng ngay sau tiêm, bác sĩ có thể kịp thời xử lý. Trong trường hợp không có dấu hiệu nào bất thường, trẻ có thể về nhà.

– Khi về nhà, cha mẹ nên tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà trong 24 giờ đầu sau tiêm. Cần chú ý về các biểu hiện ở trẻ như tinh thần, hoạt động ăn ngủ, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, ban đỏ trên da hoặc các dấu hiệu trên da (nếu có).

– Không chạm, tì đè vào vết tiêm và tuyệt đối không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vết tiêm.

– Nếu có các dấu hiệu bất thường và có chiều hướng xấu như sốt cao trên 39 độ C, co giật, da tím tái, khó thở, phát ban, bỏ bú, bỏ ăn hay liên tục quấy khóc,… lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Trên đây là những điều cha mẹ cần lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 cho trẻ nhỏ. Mong rằng với những thông tin trên, cha mẹ đã có cho mình những thông tin hữu ích để đảm bảo quá trình tiêm chủng an toàn cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *