3 cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não phổ biến

Tai biến mạch máu não là nỗi ám ảnh của nhiều người trên thế giới. Nhiều người bệnh dù sống sót vẫn có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng. Khi bệnh đã tái phát thì tỷ lệ sống của người bệnh rất thấp và việc điều trị phục hồi không đạt nhiều kết quả. Phát hiện sớm và lựa chọn cách điều trị bệnh tai biến là yếu tố quyết định tới hiệu quả điều trị và góp phần ngăn ngừa tái phát.

Bạn đang đọc: 3 cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não phổ biến

1. Khái quát về tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là tình trạng máu lên não đột ngột bị ngưng trệ, gián đoạn hoặc chảy máu bên trong sọ não, làm chết tế bào não. Người bị tai biến mạch máu não có thể bị liệt, khó khăn trong việc biểu đạt ngôn ngữ, hôn mê và có khả năng tử vong cao. Người bệnh tai biến sau khi được điều trị cũng rất khó phục hồi và khả năng hồi phục chức năng rất thấp. Những người tai biến trở thành gánh nặng về kinh tế với các gia đình.

Căn bệnh này là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là người có tiền sử huyết áp và mắc các bệnh lý khác về tim mạch, béo phì… Đặc biệt, bệnh một khi đã tái phát thì tỷ lệ sống của người bệnh gần như không có hoặc rất thấp, việc điều trị phục hồi cũng không đạt nhiều kết quả. Vì vậy thời gian và cách điều trị bệnh tai biến là yếu tố quyết định tới khả năng sống của bệnh nhân và phòng ngừa những nguy hiểm do tai biến tái phát.

3 cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não phổ biến

Bệnh tai biến là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là người có các bệnh lý tim mạch, mỡ máu.

2. Nhận biết tai biến qua triệu chứng nào?

Theo các bác sĩ, triệu chứng ở người bị tai biến mạch máu não thường xuất hiện bất ngờ. Thời điểm đầu, bệnh có triệu chứng nhẹ nhưng dần dần sẽ tiến triển nặng hơn và dễ dẫn đến tử vong. Để kịp thời xử trí tai biến mạch máu não cũng như giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh, cần chú ý tới loạt biểu hiện dưới đây:

– Các cơ mặt, tay, chân, đặc biệt là nửa cơ thể đột ngột bị tê yếu

– Mờ mắt, rối loạn thị giác đột ngột

– Gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ, đi đứng không vững, bị choáng váng

– Cơn đau đầu dữ dội bất chợt xuất hiện

– Ngôn ngữ bị rối loạn, không có khả năng/khó diễn đạt lời nói

– Có thể bị lú lẫn, hôn mê

– Có biểu hiện méo miệng vì liệt dây thần kinh số 7

Trong khoảng 3 – 4 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng là “thời gian vàng” để cấp cứu và điều trị cho người bệnh tai biến. Nếu được sơ cứu và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót cũng như phục hồi của người bệnh khá cao, những di chứng về sau cũng được hạn chế.

Tuy nhiên cần lưu ý trong quá trình đưa người bệnh tới bệnh viện cấp cứu phải hết sức cẩn trọng. Để tránh tình huống xấu có thể xảy ra với bệnh nhân, tốt nhất nên gọi xe cấp cứu.

3. Chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não như thế nào?

Tai biến mạch máu não có thể xảy ra theo 2 hình thức: Xuất huyết não (vỡ mạch máu) hoặc nhồi máu não (cục máu đông gây tắc mạch máu). Cả 2 hình thức đều có chung biểu hiện như:

– Nửa người bên trái hoặc bên phải đột ngột bị yếu

– Khó nói, mặt lệch, khó hiểu/ không hiểu ngôn ngữ

– Một nửa bên mắt đột ngột bị mờ

– Đầu đau như búa bổ không rõ nguyên nhân

Với những dấu hiệu trên, các bác sĩ sẽ thực hiện loạt xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Có thể chia thành 2 nhóm cận lâm sàng, theo 2 mục đích như sau:

– Chỉ định cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra cách điều trị bệnh tai biến hiệu quả

Trường hợp này người bệnh sẽ thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT) sọ não không thuốc cản quang, chụp cắt lớp vi tính sọ não có cản quang và chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não.

– Nhóm chỉ định cận lâm sàng dùng để làm rõ nguyên nhân gây nên tình trạng tai biến mạch máu não

Bệnh nhân sẽ được tiến hành siêu âm tim, điện tâm đồ tại giường (ECG), siêu âm động mạch cảnh, chụp mạch não số hóa xóa nền.

Ngoài ra người bệnh còn cần làm một số xét nghiệm máu khác. Mục đích là để đánh giá chức năng gan, thận, chức năng đông máu… trước khi sử dụng biện pháp can thiệp.

Việc chẩn đoán và tìm căn nguyên gây bệnh sẽ giúp bác sĩ tìm ra cách điều trị tai biến phù hợp với người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Di chứng có thể xảy ra sau cơn đột quỵ não

3 cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não phổ biến

Phương pháp điều trị tai biến phụ thuộc vào triệu chứng người bệnh gặp phải.

4. Cách điều trị tai biến mạch máu não hiện nay

Điều trị tai biến nhằm mục đích giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa di chứng để lại cho người bệnh. Để đạt được điều này, cần tuân thủ những quy tắc:

– Lượng máu cung cấp cho não bộ phải được đảm bảo

– Điều trị cũng như tối hưu hóa tình trạng thần kinh

– Hạn chế lan rộng ổ tổn thương

– Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tai biến

– Phục hồi chức năng

– Hạn chế tối đa bệnh tái phát

4.1. Cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não bằng thuốc (nội khoa)

Điều trị bệnh tai biến bằng thuốc được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị nhồi máu não. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (TPA). Bệnh nhân cần dùng thuốc trong vòng 4 – 5 giờ sau khi mạch máu não bị tắc nghẽn. Sử dụng thuốc càng sớm thì khả năng sống và phục hồi của người bệnh càng tăng. Song cần lưu ý việc dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cần được bác sĩ giám sát chặt chẽ. Bởi nếu dùng sai hàm lượng cũng như kỹ thuật tiêm bị sau, người bệnh có thể bị xuất huyết não.

Trường hợp cấp cứu muộn, cục máu đông lớn và thuốc không có tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp chuyên sâu.

4.2. Cách điều trị bệnh tai biến bằng can thiệp nội mạch

Với cách điều trị nhờ can thiệp nội mạch, người bệnh sẽ được chụp động mạch não số hóa xóa nền (DSA). Mục đích của phương pháp này nhằm xác định vị trí động mạch nào bị ảnh hưởng. Sau đó, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách sử dụng ống catheter để đưa vào vị trí động mạch bẹn, đi theo động mạch tới nơi cần can thiệp.

Phương pháp điều trị bằng can thiệp nội mạch với nhóm huyết khối sẽ được tiến hành theo 3 cách như sau:

– Trực tiếp lấy đi huyết khối

– Tiến hành tiêu sợi huyết ngay tại chỗ

– Đặt stent vào động mạch não

Phương pháp điều trị bằng can thiệp nội mạch với nhóm xuất huyết to túi phình mạch máu bị vỡ thực hiện, bao gồm:

– Dùng vòng xoắn kim loại để bít túi phình

– Thực hiện xạ phẫu đích (hay còn gọi là xạ trị định vị lập thể).

3 cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não phổ biến

>>>>>Xem thêm: Mẹo ngăn ngừa bệnh tim bạn cần biết

Cần tới ngay cơ sở y tế khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu tai biến.

4.3. Cách điều trị bệnh tai biến bằng phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật trong trường hợp tai biến do xuất huyết. Mục đích của phương pháp này là loại bỏ khối máu tụ, giải áp mô não tổn thương và phục hồi khối mô não.

Việc phẫu thuật sẽ tác động tới nguyên nhân gây nên tình trạng tai biến mạch máu não:

– Kẹp phần mạch máu đang chảy: Được tiến hành khi có túi phình mạch máu não

– Loại bỏ dị dạng động mạch tĩnh: Áp dụng khi điều trị dị dạng mạch máu não

– Phẫu thuật bóc tách mạch cảnh: Thực hiện khi người bệnh có lòng mạch hẹp vì mảng xơ vữa, tắc nghẽn mạch máu.

Tai biến mạch máu não gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh và ảnh hưởng tới kinh tế của các gia đình có người mắc bệnh. Do vậy, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc thăm khám định kỳ, thực hiện tầm soát tai biến để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.  Muốn biết các phương pháp điều trị tai biến phù hợp nào phù hợp với bản thân hoặc người thân, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *