Khám định kỳ là phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả, giúp phát hiện và ngăn ngừa sớm những bệnh lý nguy hiểm từ khi chưa có triệu chứng. Vậy gói khám sức khoẻ tổng quát gồm những danh mục phổ biến nào?
Bạn đang đọc: 3 Danh mục thường gặp trong gói khám sức khoẻ tổng quát
1. Tầm quan trọng của kiểm tra sức khoẻ tổng thể
Không phải tất cả mọi người đều có chế độ sinh hoạt, ăn uống và làm việc khoa học. Đây chính là những yếu tố gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ như ăn uống không lành mạnh, thức khuya, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi,… là những lý do dẫn đến các bệnh xương khớp, tim mạch và đột quỵ.
Khám sức khỏe tổng quát là biện pháp khoa học tốt nhất giúp một người kiểm tra tình trạng sức khỏe bản thân. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện những dấu hiệu hoặc mầm mống gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Đại đa số bệnh tật nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa thành công rất cao và ít để lại biến chứng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ giúp đánh giá và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, hạn chế rủi ro bệnh lý trong tương lai. Thời gian cho một buổi thăm khám tổng quát chỉ khoảng nửa ngày hoặc 1 ngày. Tại những cơ sở y tế trang bị các thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, quy trình thăm khám khoa học thì thời gian này có thể chỉ từ 3 – 5 tiếng.
Mỗi người mỗi năm đều nên dành ít nhất 1 buổi khám tổng thể để bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
2. Các danh mục phải có trong gói khám sức khoẻ tổng quát
3 danh mục thường có trong gói khám tổng quát gồm:
2.1. Khám lâm sàng trong gói khám sức khoẻ tổng quát
Đối tượng tham gia khám sức khỏe sẽ được kiểm tra thể lực gồm đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI, đo mạch và huyết áp. Tiếp đó bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tổng quát các cơ quan trong cơ thể để phát hiện các bệnh lý hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, thận, tiết niệu, cơ xương khớp,…
Sau đó, đối tượng tham gia khám sức khỏe sẽ được khám tại các chuyên khoa gồm:
– Mắt: Kiểm tra, đo thị lực dưới kính hiển vi nhằm đánh giá thị lực và khả năng nhìn, từ đó phát hiện sớm những nguy cơ mắc các bệnh về mắt nhằm kịp thời điều trị, tránh làm tổn thương thị giác và hạn chế những diễn biến xấu có thể gây mất thị lực.
– Tai mũi họng: Có thể những bệnh lý tai mũi họng không quá nguy hiểm như nhiều bệnh khác, tuy nhiên chúng thường kéo dài và dễ tái phát. Thông qua khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng tai mũi họng và điều trị dứt điểm các bất thường.
– Răng hàm mặt: Kiểm tra sức khỏe răng miện nhằm phát hiện các bệnh lý như sâu răng, hôi miệng, vôi răng, nha chu,… để kịp thời điều trị. Ngoài ra bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp bảo vệ, chăm sóc răng miệng đúng cách và khoa học.
– Da liễu: Phát hiện các rối loạn về da như dị ứng, viêm da, nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, nấm,…
– Phụ khoa: Thăm khám và tầm soát các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm sinh dục, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
2.2. Xét nghiệm trong gói khám sức khoẻ tổng quát
Đối tượng khám sức khỏe nên thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để đánh giá các chỉ số trong cơ thể:
– Xét nghiệm máu thường quy gồm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa, trong đó xét nghiệm công thức máu giúp xác định số lượng và tỉ lệ các thành phần trong máu. Kết quả này giúp đánh giá người khám sức khỏe có hay không bị thiếu máu, cơ thể có đang nhiễm trùng, chức năng đông máu có bình thường không,… Xét nghiệm sinh hóa máu nhằm xác định các thông số quan trọng như ure, creatinin, AST, ALT, đường máu,… Những chỉ số này giúp đánh giá chức năng gan thận, chẩn đoán bệnh tiểu đường,…
– Xét nghiệm nước tiểu là tổng phân tích các thông số giúp xác định có xảy ra tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc các bệnh lý về thận không. Một số rối loạn chuyển hóa cũng có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu.
Tìm hiểu thêm: Gói khám sức khỏe doanh nghiệp như nào là phù hợp?
Mỗi người nên thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để đánh giá các chỉ số trong cơ thể.
2.3. Chẩn đoán hình ảnh
Danh mục khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm chụp X-quang tim phổi nhằm phát hiện các tổn thương ở phổi cùng các vấn đề về tim, lồng ngực. Ngoài ra tùy thể trạng và nhu cầu từng người, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang thêm các vị trí khác.
Bên cạnh danh mục chụp X-quang, tùy theo độ tuổi và các yếu tố nguy cơ cùng nhu cầu cá nhân, đối tượng khám sức khỏe có thể lựa chọn mở rộng khám thêm các chuyên khoa như ung bướu, nam khoa, phụ khoa,… Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có thể thực hiện gồm siêu âm ổ bụng/tuyến giáp/vú, đo mật độ xương, điện não đồ, điện tim,… Trong trường hợp phát hiện bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm chụp MRI, CT và nội soi.
>>>>>Xem thêm: Khi nào cần chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú
Danh mục khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm chụp X – quang tim phổi nhằm phát hiện các tổn thương ở phổi cùng các vấn đề về tim, lồng ngực.
3. Những lưu ý khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ
Để quá trình thăm khám đạt hiệu quả cao, người khám nên tuân thủ các bước sau:
– Không lo lắng.
– Tập thể dục để có giấc ngủ ngon trước ngày khám.
– Nhịn ăn để xét nghiệm máu, nội soi dạ dày,…
– Không uống cafe hoặc thực phẩm có chứa caffein.
– Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai hoặc trong cơ thể có các dụng cụ kim loại như răng giả, máy trợ thính, nẹp xương, đinh nội tủy,…
– Đem theo đơn thuốc đang sử dụng hoặc được kê trong lần khám trước cùng các kết quả chẩn đoán gần nhất.
Ngoài ra đối với mỗi danh mục khám sẽ có các lưu ý khác nhau:
– Xét nghiệm máu: Nhịn ăn từ 4-6 tiếng trước khi xét nghiệm, để tiện lợi nhất nên nhịn ăn sáng, không uống sữa, không sử dụng chất kích thích, chỉ uống nước lọc và thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng sớm.
– Xét nghiệm nước tiểu: Nên lấy phần nước tiểu giữa dòng, bỏ qua phần đầu cuối. Không chạm vào mặt trong của ống đựng mẫu và không quên kiểm tra đầy đủ thông tin cá nhân trên ống.
– Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung: Chỉ áp dụng cho phụ nữ đã quan hệ tình dục và tránh thực hiện vào thời gian đang có kinh nguyệt.
– Siêu âm ổ bụng: Khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm cần uống khoảng nửa lít nước lọc và nhịn tiểu để có kết quả chính xác.
– Chụp X-quang: Phụ nữ nghi ngờ có thai hoặc đang có thai cần báo trước cho bác sĩ. Trong trường hợp chụp X-quang tuyến vú không sử dụng các sản phẩm khử mùi, chống mồ hôi.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về các danh mục trong gói khám sức khoẻ tổng quát. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám, hãy liên hệ Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.