Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 bệnh nhân đột qụy não. Bệnh này là nguyên nhân thứ ba gây tử vong sau bệnh lý tim mạch, ung thư và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trưởng thành, do việc phát hiện muộn trong khi cần can thiệp sớm.
Bạn đang đọc: 3 dấu hiệu không thể bỏ qua của đột qụy
1. Gia tăng đột qụy
Tại Hội thảo khoa học chuyên đề chẩn đoán và điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp do Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức chiều 15/7, GS.TS Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, tại Việt Nam mỗi năm có hơn 200.000 bệnh nhân đột quỵ và có đến một nửa số trường hợp diễn biến xấu và tử vong.
Nguyên nhân được cho là do mức sống của người dân ngày càng được cải thiện nhưng lối sống thay đổi theo hướng giảm vận động, tuổi thọ tăng khiến bệnh lý này gia tăng.
Tìm hiểu thêm: Rubella nguy hiểm như thế nào?bé trong suốt thời kì
>>>>>Xem thêm: 8/3: Ngày đặc biệt ai cũng có quà
Ảnh minh họa.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 6 người thì có 1 người tiềm ẩn nguy cơ bị đột quỵ. Trong đó, tỷ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ tăng nhanh và đạt 1,2 triệu người mắc mới mỗi năm trên thế giới vào năm 2025.
Trong đó, đột quỵ do nhồi máu não chiếm từ 80-85% các trường hợp. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người trên 40 tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền sử bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp, hay tăng cholesterol máu, hút thuốc lá…
TS.BS Vũ Đăng Lưu, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vài giây đến vài phút. Biểu hiện lâm sàng của đột quỵ là liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc không nói được hoặc hôn mê…
2. 3 Dấu hiệu không thể bỏ qua
Theo các bác sĩ, khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu: nói ngọng, liệt mặt (méo miệng), liệt nửa người, đau đầu đột ngột, chóng mặt, mất thị lực đột ngột…, hãy yêu cầu người bệnh “CƯỜI – NÓI – CHÀO” rồi quan sát.
TS Mai Duy Tôn, khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) lý giải, khi yêu cầu người bệnh cười chúng ta sẽ biết được khuôn mặt có bị mất cân đối hay không. Yêu cầu người bệnh đưa hai tay lên và quan sát xem có tay bên nào bị yếu hoặc liệt không. Yêu cầu người bệnh lặp những từ đơn giản và nghe xem giọng nói có bị thay đổi, có méo giọng không?
Nếu có một trong những dấu hiệu trên thì cần gọi ngay cấp cứu 115. “Bởi với đột quỵ, thời gian vàng để xử trí hiệu quả là trong vòng 3 tiếng. Đây là những dấu hiệu ban đầu cho thấy não bị thiếu máu, thiếu oxy… và sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh. Để càng lâu thì phần não bị chết càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được”, TS Tôn nói.
Còn đến viện muộn, người bệnh dễ bị di chứng hôn mê, liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn nuốt, mất ngôn ngữ không thể tự ăn uống, sinh hoạt cá nhân được…
Các bác sĩ lưu ý người dân tuyệt đối không tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu hay đánh gió vì những tác động này vô tình có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không tự ý dùng thuốc huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 180/100mmHg (không dùng thuốc hạ huyết áp dạng nhỏ dưới lưỡi).
Theo Dân trí