3 dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn điển hình

Dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh khác. Vậy làm thế nào để phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây bạn nhé!

Bạn đang đọc: 3 dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn điển hình

1. U nang buồng trứng xoắn là hiện tượng thế nào?

U nang buồng trứng xoắn là biến chứng phổ biến nhất của u nang buồng trứng. Nói một cách đơn giản, đây là tình trạng khối u nang có kích cỡ lớn bị xoắn lại một cách đột ngột.

3 dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn điển hình

U nang buồng trứng xoắn là tình trạng khối u nang có kích cỡ lớn bị xoắn lại một cách đột ngột

Tình trạng này nếu để lâu không điều trị có thể dẫn tới thiếu máu cung cấp cho buồng trứng gây tổn thương các mô ở buồng trứng, thậm chí là hoại tử. Khi các mô ở buồng trứng bị ảnh hưởng sẽ kéo theo khả năng sinh sản bị giảm sút, nghiêm trọng nhất là dẫn tới vô sinh. 

U nang được chia làm 2 loại là có cuống và không cuống. Biến chứng xoắn thường xảy ra với những khối u nang có kích thước lớn, từ 8-10cm, có cuống dài. Ngoài ra, có hai hình thức xoắn là xoắn cấp tính và xoắn bán cấp.

– Xoắn cấp tính: Tình trạng xảy ra đột ngột kèm theo các triệu chứng: đau bụng dữ dội, buồn nôn, mặt tái xanh.

– Xoắn bán cấp: Có thể thường xuyên tái phát. Mức độ đau từ từ âm ỉ, có thể hết đau khi tự tháo xoắn.

2. U nang buồng trứng xoắn thường xảy ra ở đối tượng nào?

Theo một số nghiên cứu, u buồng trứng xoắn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý gì khi đẻ mổ lần 4 để ngăn ngừa biến chứng thai sản?

3 dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn điển hình

U nang buồng trứng xoắn thường hay xảy ra ở nhóm phụ nữ mang thai

Khi phụ nữ càng lớn tuổi, khả năng bị xoắn buồng trứng cũng sẽ giảm đi. Với nhóm tuổi sau mãn kinh hoặc trước độ tuổi dậy thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ vẫn tương đối thấp.

Ngoài ra, với những bệnh nhân có cấu trúc buồng trứng nhiều nang sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường. Đây còn được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang có thể bao gồm cả nang lành tính lẫn nang gây ung thư. Bên cạnh đó, những bệnh nhân có ống dẫn trứng dài cũng có khả năng cao gặp phải biến chứng xoắn u nang.

3. 3 dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn điển hình

Là một bệnh lý nghiêm trọng, chính vì vậy nếu để lâu không điều trị, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm những dấu hiệu của u nang buồng trứng xoắn từ sớm, người bệnh sẽ được lên phương án điều trị kịp thời. Một số biểu nổi bật khi bị u nang buồng trứng xoắn:

– Đau dữ dội ở vùng chậu, thường là vùng bên phải. Cơn đau thường kéo dài liên tục hoặc đôi khi là từng cơn. Triệu chứng đau thường không đỡ kể cả khi sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Chỉ trong trường hợp buồng trứng tự tháo xoắn, cơn đau mới có thể dịu đi.

3 dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn điển hình

>>>>>Xem thêm: Thông tin hữu ích về keo dán răng nha khoa bạn cần biết

Đau dữ dội ở vùng chậu, thường là vùng bên phải là một trong những dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn điển hình

– Chướng bụng ở hạ vị, thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Có tới khoảng 70% bệnh nhân cho biết họ thường xuyên cảm giác buồn nôn khi bị u nang. Ngoài ra, khi hiện tượng u xoắn xảy ra, người bệnh có thể phải đối mặt với cảm giác choáng váng, nôn nao, vã mồ hôi. Nếu tình trạng ngày càng kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn, lập tức cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm tới tính mạng.

– Bụng sưng to bất thường: Tuyệt đối đừng chủ quan nếu như bụng của bạn có dấu hiệu sưng to bất thường. Tuy không quá phổ biến, song đây cũng có thể là một dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn. Cụ thể, khi u nang phát triển, kích thước khối u trở nên lớn hơn sẽ làm bụng phình to bất thường. Đáng lo ngại là triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với tình trạng tăng cân. Trong trường hợp trên, chị em có thể phân biệt bằng các triệu chứng đi kèm như thường xuyên có cảm giác chán ăn, chướng bụng.

Ngoài các dấu hiệu đã kể trên, ở bệnh nhân u nang buồng trứng xoắn còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như:

– Da niêm mạc xanh xao nhợt nhạt, vã mồ hôi

– Khối u di chuyển chèn ép bàng quang gây ra cảm giác mắc tiểu kéo dài, tiểu rắt, tiểu khó.

– Táo bón do u nang gây sức ép lên hệ tĩnh mạch và khiến 2 chi dưới bị phù.

4. Điều trị u nang buồng trứng xoắn như thế nào?

Trên thực tế, nếu u nang buồng trứng xoắn được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ khá lá đơn giản. Tuy nhiên trường hợp phát hiện muộn, khi đó u nang sẽ bị hoại tử và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Hiện nay, biện pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất là phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như kích thước hay hình dạng khối u của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp. Các hình thức phẫu thuật chủ yếu bao gồm:

– Phẫu thuật tháo xoắn dành cho những khối u nang mới bị xoắn và chưa có dấu hiệu tử

– Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng có cuống, với trường hợp cắt đi một phần buồng trứng, phần còn lại vẫn hoạt động bình thường được

– Mổ cấp cứu khi xuất hiện biến chứng hoại tử hay phúc mạc. Trường hợp này việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn bởi người bệnh có khả năng gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn hay dinh ruột.

5. Cần phòng ngừa u nang buồng trứng xoắn như thế nào?

U nang buồng trứng xoắn là một căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Chính vì vậy, chị em phụ nữ chúng ta cần trang bị những phương pháp phòng ngừa để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm về sau.

Thăm khám phụ khoa và siêu âm định kỳ là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay. Nhờ kết quả siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện sớm sự xuất hiện của nang buồng trứng đồng thời lên phương án chữa trị kịp thời.

Hi vọng rằng qua bài viết trên, chị em đã nắm được các dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, chị em đừng quên đi khám ngay lập tức để được lên phương hướng điều trị kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *