3 Điều cần biết khi tiêm mũi viêm màng não mủ cho trẻ

Bệnh viêm màng não mủ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên tỷ lệ trẻ em mắc phải bệnh này chiếm nhiều nhất. Bệnh có diễn biến rất nhanh chóng, gây tổn thương trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương và nguy hiểm tính mạng. Do đó, việc tiêm mũi viêm màng não mủ có thể giúp cho trẻ hạn chế tối đa những nguy hiểm của bệnh lý này.

Bạn đang đọc: 3 Điều cần biết khi tiêm mũi viêm màng não mủ cho trẻ

1. Một số thông tin cơ bản về bệnh viêm màng não mủ

1.1. Bệnh viêm màng não mủ là gì?

Bệnh viêm màng não mủ là tình trạng viêm nhiễm màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương do vi khuẩn làm tổn thương hệ thần kinh, sinh mủ và gây ra những ảnh hưởng tới nhận thức, thần kinh và hệ vận động.

1.2. Cách nhận biết viêm màng não mủ

Tùy vào từng tác nhân gây bệnh, thời gian ủ bệnh viêm màng não mủ khác nhau. Triệu chứng của viêm màng não mủ thường xuất hiện đột ngột như:

– Sốt cao.

– Cứng gáy, đau đầu, mệt mỏi.

– Nhạy cảm với ánh sáng.

– Xuất huyết hoặc phát ban với hình dạng bất thường trên da…

Tình trạng đau đầu dữ dội, không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau là triệu chứng đặc trưng để nhận biết.

Dấu hiệu viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi: Sinh non, nhiễm trùng ối, ngạt sau sinh… có nguy cơ mắc bệnh cao

– Hội chứng nhiễm khuẩn: Triệu chứng không rõ rệt, trẻ có thể không sốt hoặc có thể hạ thân nhiệt.

– Hội chứng màng não: Triệu chứng dễ gây nhầm lẫn, trẻ bỏ bú, nôn trớ, thở không đều hoặc có lúc ngừng thở, bụng chướng, tiêu chảy, co giật…

Triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ trên 3 tháng tuổi và người lớn:

– Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao đột ngột, viêm đường hô hấp trên, quấy khóc, ngủ li bì, ăn uống kém, da tái xấu.

– Hội chứng màng não: Buồn nôn, nôn ói, quấy khóc hoặc khóc thét từng cơn, sợ ánh sáng.

– Một số biểu hiện khác: Hôn mê, co giật, xuất huyết…

3 Điều cần biết khi tiêm mũi viêm màng não mủ cho trẻ

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B gây ra

1.3. Đối tượng nguy cơ dễ mắc viêm màng não mủ

Các tác nhân gây viêm màng não mủ có thể xâm nhập đến bất kỳ đối tượng nào và tồn tại ở hệ hô hấp trong thời gian dài. Khi thuận lợi sẽ tấn công lên não bộ gây viêm màng não mủ. Đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc virus gây bệnh viêm màng não mủ đó là:

– Trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, trẻ ngạt sau sinh, mẹ bị nhiễm trùng ối trong lúc mang thai…

– Người bị suy giảm miễn dịch: Người già, người nhiễm HIV/AIDS, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh lý nền như tổn thương tai, viêm xoang, chấn thương sọ não…

– Người bị nghiện rượu.

2. Tìm hiểu về việc tiêm mũi viêm màng não mủ

2.1. Tiêm mũi viêm màng não mủ gồm những loại nào?

Để phòng ngừa viêm màng não mủ, phụ huynh có thể cho trẻ tiêm vacxin Quimi – Hib, một trong những loại vacxin được sử dụng cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, trong những chương trình tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ đều có các vacxin phối hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, trong đó có thành phần Hib.

Pentaxim và Infanrix Hexa đều là các mũi tiêm vacxin dịch vụ. Pentaxim giúp phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib gây ra.

2.2. Tác dụng của tiêm mũi viêm màng não mủ

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ và nơi ở thì việc tiêm vacxin viêm màng não mủ là biện pháp phòng bệnh được khuyến nghị. Tiêm vacxin viêm màng não mủ bằng các loại vacxin đặc hiệu giúp giảm khả năng mắc bệnh hiệu quả, phòng ngừa các chủng vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời hạn chế một số bệnh khác về đường hô hấp.

Vacxin viêm màng não mủ được tiêm theo phác đồ như sau:

– Thực hiện tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ trên 2 tháng tuổi.

– Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi có tiếp xúc với người chứa vi khuẩn gây bệnh cũng nên tiêm chủng ngay để phòng ngừa lây nhiễm.

– Sau khoảng thời gian từ 3 – 5 năm cần tiêm nhắc lại để đảm bảo vacxin luôn phát huy tác dụng tối đa.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các loại vaccine ngừa viêm gan B hiệu quả

3 Điều cần biết khi tiêm mũi viêm màng não mủ cho trẻ

Tiêm vacxin viêm màng não mủ bằng các loại vacxin đặc hiệu giúp giảm khả năng mắc bệnh hiệu quả

2.3. Điều cần lưu ý khi tiêm vacxin viêm màng não mủ

Tiêm viêm màng não mủ cũng giống như các loại vacxin khác mà trẻ được tiêm khi vừa sinh ra. Vacxin viêm màng não mủ cũng rất an toàn, được kiểm nghiệm cẩn thận. Đối với các trường hợp xảy ra tác dụng phụ chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp nên phụ huynh không cần quá lo lắng.

Theo một số khảo sát cho thấy vacxin này ít xảy ra các phản ứng phụ, chỉ xảy ra một số phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ biến mất sau một vài ngày.

Khi tiêm vacxin viêm màng não cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý:

– Không tiêm cho trẻ đang bị bệnh lý cấp tính hay sốt đột ngột.

– Thông báo trước với bác sĩ nếu trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần hay phản ứng mạnh với những lần tiêm trước.

– Trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến như đau, sưng tấy, đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhẹ và có tình trạng chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc một vài ngày sau tiêm.

– Một số triệu chứng hiếm trẻ có thể gặp như: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, tụ máu, nổi phát ban, sốt cao trên 38.5 độ C thì nên cho trẻ tới ngay cơ sở y tế để xử lý triệu chứng kịp thời.

Để có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, cha mẹ nên cho trẻ đi khám sàng lọc trước để nhận ý kiến từ bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

3 Điều cần biết khi tiêm mũi viêm màng não mủ cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Tiêm vacxin cho học sinh – Bảo vệ sức khỏe học đường

Phụ huynh nên cho trẻ khám lâm sàng trước khi tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả

Hiện nay, tiêm mũi viêm màng não mủ đã không còn quá xa lạ bởi khả năng bảo vệ và tính an toàn cao. Do vậy cha mẹ có thể yên tâm cho trẻ thực hiện tiêm loại vacxin phòng ngừa bệnh nguy hiểm này. Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin về phòng ngừa viêm màng não mủ. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận giải đáp và được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *