3 Điều cần biết khi tiêm vacxin viêm gan A cho trẻ

Viêm gan A là một căn bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Đặc biệt, loại virus này dễ lây nhiễm ở trẻ em bởi miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa được hoàn thiện. Do đó, tiêm vacxin viêm gan A cho trẻ là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con em mình.

Bạn đang đọc: 3 Điều cần biết khi tiêm vacxin viêm gan A cho trẻ

1. Tìm hiểu chung về bệnh lý viêm gan A

1.1. Viêm gan A là bệnh gì?

Bệnh lý viêm gan A là bệnh do virus làm tổn thương tế bào biểu mô gan và suy giảm chức năng gan. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người, do sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc thực phẩm nhiễm virus nhưng không được chế biến kỹ.

Viêm gan A không giống với bệnh viêm gan B bởi bệnh lý này không gây ra viêm gan mạn tính, không kéo dài quá 6 tháng và hiếm làm nguy hiểm tới tính mạng.

Viêm gan A hoàn toàn có thể được điều trị khỏi bệnh từ 2 – 4 tuần. Các biện pháp phòng ngừa cũng có hiệu quả nhất định trong giảm tỷ lệ mắc bệnh.

3 Điều cần biết khi tiêm vacxin viêm gan A cho trẻ

Tiêm vacxin viêm gan A là một trong những biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả

1.2. Triệu chứng của bệnh lý viêm gan A

Đối với một số người mắc bệnh sẽ không xảy ra bất kỳ triệu chứng nào khi mắc bệnh. Nếu có triệu chứng thì sẽ thường xuất hiện sau khoảng 2 – 6 tuần kể từ tới điểm virus xâm nhập vào cơ thể và sẽ có những biểu hiện như:

– Biểu hiện ngoài da: Vàng da, vàng mắt là triệu chứng điểm hình khi mắc viêm gan.

– Rối loạn hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ăn không ngon miệng, tiêu chảy…).

– Nước tiểu có màu vàng đậm, phân nhạt và chuyển màu xám.

– Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.

– Đau cơ, khớp.

Các triệu chứng viêm gan A thường biến mất sau một vài tuần. Nhưng có một số trường hợp tình trạng nhiễm trùng sẽ trở nặng, kéo dài đến vài tháng hoặc dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

2. Tổng quan những điều cần biết khi tiêm vacxin viêm gan A

2.1. Lý do cần tiêm phòng viêm gan A cho trẻ?

Tiêm vacxin viêm gan A là một biện pháp phòng ngừa quan trọng để ngăn chặn bệnh viêm gan A (HAV) như:

– Bảo vệ sức khỏe và hệ miễn dịch: Vaccin viêm gan A giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển khả năng chống lại virus HAV. Khi một người được tiêm vacxin, cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại virus, giúp ngăn chặn nhiễm trùng nếu họ tiếp xúc với virus viêm gan A.

– Phòng ngừa sự lây nhiễm virus viêm gan A: Khi cơ thể nhiễm virus viêm gan A có thể gây ra những triệu chứng như mệt mỏi, sốt, rối loạn hệ tiêu hóa và dẫn tới tình trạng viêm gan cấp tính. Khi thực hiện tiêm phòng vacxin cho trẻ có thể giúp phòng ngừa bệnh và các biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra.

– Ngăn ngừa sự lây lan của virus: Trẻ nhỏ có thể lan truyền virus viêm gan A ra môi trường và cho mọi người xung quanh một cách dễ dàng. Việc tiêm phòng vacxin không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn ngăn ngừa sự lây nhiễm tới mọi người, đặc biệt ở những đối tượng người cao tuổi và người bị suy giảm hệ miễn dịch.

– Đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiện lợi trong phòng bệnh: Tiêm vacxin viêm gan A đã được nghiên cứu và kiểm định kỹ lưỡng tính an toàn và hiệu quả. Quá trình tiêm cũng đơn giản, diễn ra nhanh chóng và không gây đau cho trẻ khi tiêm.

2.2. Đối tượng trẻ nào nên và không nên tiêm vacxin

Đối tượng nên tiêm

– Đối với trẻ em, tiêm mũi vacxin viêm gan A đầu tiên khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.

– Trẻ em hoặc trẻ trong độ tuổi vị thành niên sống trong vùng có dịch viêm gan A.

Đối tượng không nên tiêm vacxin hoặc cần hoãn tiêm

Những trẻ em thuộc các trường hợp dưới đây không nên thực hiện tiêm vacxin phòng viêm gan A:

– Trẻ từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với mũi tiêm vắc xin viêm gan A đầu tiên.

– Trẻ có phản ứng nặng với bất kỳ một thành phần nào của vacxin.

– Trẻ đang mắc các bệnh lý cấp tính nên hoàn tiêm cho tới khi cơ thể trẻ hồi phục về trạng thái bình thường.

Tìm hiểu thêm: Bệnh bạch bầu: biến chứng và cách phòng ngừa bạn cần biết

3 Điều cần biết khi tiêm vacxin viêm gan A cho trẻ

Cha mẹ cần biết những đối tượng trẻ nên tiêm và không nên tiêm vắc xin

2.3. Điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin cho trẻ

Sau khi tiêm vacxin phòng viêm gan A, trẻ có thể sẽ xảy ra một số phản ứng nhẹ như:

– Sưng tấy và đỏ tại vị trí tiêm.

– Sốt nhẹ dưới 38.5 độ C.

– Đau đầu, chóng mặt

– Buồn nôn, nôn.

– Mệt mỏi, trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú.

Một số triệu chứng kế trên thường diễn ra ngay sau khi tiêm và kéo dài từ 1 – 2 ngày sau đó.

Trong trường hợp trẻ có xảy ra các phản ứng bất thường như phát ban, sưng mặt và cổ họng, khó thở, tim đập nhanh nên cho trẻ tới cơ sở y tế ngay để thăm khám và điều trị các triệu chứng kịp thời.

Sau khi tiêm chủng, cha mẹ nên cho trẻ nán lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi. Trong trường hợp phát hiện các bất thường, hãy báo ngay với đội ngũ nhân viên y tế.

Trong vòng 24 – 48 giờ sau khi tiêm vacxin, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi để kịp thời phát hiện các bất thường và cần lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà:

– Cho trẻ mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, thoáng mát.

– Duy trì chế độ dinh dưỡng của trẻ hàng ngày, cho trẻ uống nhiều nước hơn. Đối với trẻ còn bú mẹ, cần tăng số lần cho bé bú.

– Khi trẻ sốt cao hơn 38.5 độ C, quấy khóc, khó chịu, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều phù hợp với cân nặng và thể trạng.

– Không cho trẻ dưới 18 tuổi sử dụng aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye, không sử dụng thêm thuốc ho và thuốc hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

– Nếu vết tiêm của trẻ sưng tấy, đỏ có thể chườm lạnh vùng da xung quanh vết tiêm để giảm đau và giảm sưng. Lưu ý, không chườm trực tiếp lên vị trí vết tiêm để hạn chế tối đa việc nhiễm trùng. Tuyệt đối không chườm móng, đè hoặc chạm vào vết tiêm, không xoa dầu hoặc đắp khoai tay hay bất kì vật gì khác lên vị trí vết tiêm.

3 Điều cần biết khi tiêm vacxin viêm gan A cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Lưu ý về các loại vắcxin cần tiêm cho trẻ dưới 2 tuổi

Hãy chú ý phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm cho trẻ

Trên đây là một số thông tin cần biết vã một số vấn đề phụ huynh nên lưu ý khi thực hiện tiêm vacxin viêm gan A cho trẻ. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp thêm, liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *