3 điều cần biết trước khi đi khám sức khỏe sinh sản

Đi khám sức khỏe sinh sản là hành động nên làm của các cặp đôi hiện đại ở thế kỷ 21. Việc này đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng dân số và hạnh phúc của từng gia đình. Vậy bạn đã thực sự nắm rõ kiến thức về việc khám sức khỏe sinh sản, còn gọi là khám tiền hôn nhân hay chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: 3 điều cần biết trước khi đi khám sức khỏe sinh sản

1. Vì sao khám sức khỏe sinh sản là việc làm không thể thiếu với các cặp đôi?

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ vô sinh hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở mức báo động, không chỉ với nữ giới mà còn cả ở nam giới. Chính vì thế, bất kể nam hay nữ cũng đều phải tiến hành khám sức khỏe sinh sản định kỳ. Bạn nên tìm hiểu xem việc khám sức khỏe sinh sản gồm những gì để bản thân có sự chuẩn bị vững vàng và tốt nhất. Một số lợi ích quan trọng có thể kể đến khi thực hiện khám sức khỏe sinh sản như:

– Chuẩn bị đầy đủ kiến thức cũng như tâm lý cho cuộc sống vợ chồng của các cặp đôi trong tương lai. Từ đó giúp cho việc sinh hoạt tình dục diễn ra được thỏa mãn và an toàn nhất.

– Giúp phát hiện những bệnh lý lây qua đường tình dục như: viêm gan B, HIV, giang mai, lậu, sùi mào gà,… ở nam và nữ.

– Tầm soát sớm các bệnh lý phụ khoa và nam khoa.

– Kiểm tra các bệnh lý liên quan đến việc rối loạn di truyền. Đây là phần hết sức quan trọng nếu hai bạn có ý định sinh con. Qua đó giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh thai nhi. Việc này còn giúp người mẹ có sự chuẩn bị chu đáo để đảm bảo mang thai an toàn.

– Trang bị kiến thức về kế hoạch sinh đẻ, nắm được những biện pháp phòng tránh thai an toàn hiệu quả.

3 điều cần biết trước khi đi khám sức khỏe sinh sản

Khám sức khỏe tiền hôn nhân mang lại nhiều lợi ích cho các cặp đôi

Hiện nay, tâm lý e ngại đi thăm khám hoặc lo lắng nếu phát hiện ra bệnh sẽ dẫn đến đổ vỡ tình cảm đang xảy ra rất phổ biến. Thậm chí có những trường hợp còn cho là không tin tưởng nhau mới phải đi khám. Tuy nhiên, khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể coi như trách nhiệm của mỗi người nên làm để duy trì hạnh phúc lứa đôi và bảo vệ cho những đứa con chào đời trong tương lai.

2. Tìm hiểu một số danh mục cần thực hiện khi đi sàng lọc sức khỏe sinh sản

2.1. Khám tổng quát và một số xét nghiệm khi đi khám sức khỏe sinh sản

– Kiểm tra tổng quát các yếu tố: xét nghiệm máu, nước tiểu, mạch đập, huyết áp, chiều cao, cân nặng, thị lực,…

– Kiểm tra các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục như: giang mai, viêm gan B, HIV, lậu, sùi mào gà,…

– Kiểm tra xem người khám đã từng thực hiện phẫu thuật chưa và có mắc các bệnh lý về tim mạch hay không.

– Kiểm tra môi trường làm việc của cặp đôi xem có thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hay không.

– Kiểm tra những bệnh truyền nhiễm có thể mắc phải như: Lao, sốt xuất huyết, tả, sởi, thủy đậu, rubella, cúm,…

Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về những danh mục xét nghiệm thì bạn có thể hỏi trực tiếp nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.

3 điều cần biết trước khi đi khám sức khỏe sinh sản

Khám sức khỏe sinh sản giúp các cặp đôi nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình

2.2. Khám nam khoa và phụ khoa khi đi khám sức khỏe sinh sản

Khám nam khoa

– Khám bộ phận sinh dục nam để kiểm tra sự phát triển tính dục. Việc này giúp đảm bảo người nam có thể quan hệ tình dục một cách bình thường.

– Siêu âm tinh hoàn: tinh hoàn đóng vai trò quan trọng với việc sản xuất tinh dịch ở nam giới. Do đó siêu âm tinh hoàn giúp phát hiện những bất thường về bộ phận này để bạn nam có những biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời.

– Một số xét nghiệm như: Xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm FSH, xét nghiệm LH giúp đánh giá chất lượng của tinh dịch và một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giúp có thai ở nữ giới. Nếu phát hiện vấn đề thì bạn nam cần tiến hành điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến việc sinh sản sau này của mình.

Khám phụ khoa

– Khám bộ phận sinh dục nữ để kiểm tra xem có viêm nhiễm hay những dấu hiệu bất thường nào không. Từ đó điều trị kịp thời trước khi kết hôn và quan hệ tình dục.

– Siêu âm tử cung, buồng trứng để sàng lọc những căn bệnh nguy hiểm như: tắc vòi trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

– Siêu âm tuyến vú giúp tầm soát bệnh ung thư vú. Việc phát hiện sớm ung thư vú giúp quá trình điều trị của bạn nữ diễn ra dễ dàng, khả năng khỏi bệnh cao hơn.

2.3. Sàng lọc gen di truyền

– Kiểm tra tiền sử mắc bệnh của cặp đôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể phải kiểm tra tiền sử mắc bệnh của những người trong gia đình, nhất là những bệnh liên quan đến thần kinh hoặc bệnh lý có tính di truyền.

– Mục đích của việc sàng lọc này là để kiểm tra mã gen, bộ nhiễm sắc thể. Từ đó giúp xác minh xem mình có phải là người bình thường nhưng lại mang gen bệnh di truyền hay không.

– Ngoài ra việc sàng lọc gen di truyền này giúp phát hiện những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong tương lai. Nhờ vậy, bạn sẽ có những biện pháp can thiệp sớm nhất có thể.

Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe định kỳ và 3 định kiến sai lầm cần bỏ ngay

3 điều cần biết trước khi đi khám sức khỏe sinh sản

Khám sức khỏe sinh sản là lựa chọn “thông minh” đối với các cặp đôi hiện đại

3. Nắm vững 6 lưu ý quan trọng khi đi khám sức khỏe sinh sản

– Mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như: Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu,…

– Đa phần các xét nghiệm quan trọng như xét nghiệm đều có yêu cầu nhịn ăn trước thời điểm lấy máu để đảm bảo có kết quả chính xác nhất. Bạn nên tiến hành lấy máu vào buổi sáng và khi chưa ăn uống gì. Ngoài ra thì người đi khám có thể uống nước lọc.

– Trước khi siêu âm bụng đặc biệt là siêu âm tuyến tiền liệt, phần phụ,… bạn sẽ phải uống thật nhiều nước rồi nhịn đi tiểu khoảng 1 tiếng sau đó mới tiến hành siêu âm.

– Với phụ nữ, việc kiểm tra nước tiểu và phiến đồ âm đạo, cổ tử cung nên được tiến hành ít nhất 5 ngày trước kỳ kinh nguyệt tới hoặc 5 ngày sau kỳ kinh nguyệt trước. Không nên đi khám khi bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt hay đang đặt thuốc âm đạo,…

– Kiêng việc quan hệ tình dục. Không sử dụng đồ uống có ga, có cồn, các chất kích thích đối với cả nam và nữ.

– Để thoải mái và thuận tiện khi thăm khám, hãy tránh mặc áo quần quá bó, quá chật.

3 điều cần biết trước khi đi khám sức khỏe sinh sản

>>>>>Xem thêm: Gói khám tổng quát và những điều bạn cần nắm rõ

Hãy nắm rõ các lưu ý khi đi khám để đảm bảo kết quả được chính xác nhất

Trên đây là những thông tin cần biết nếu bạn có dự định đi khám sức khỏe sinh sản. Đừng quên rằng việc khám tiền hôn nhân chính là một trong những nền tảng vững chắc giúp các cặp đôi xây dựng hạnh phúc bền lâu trong tương lai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *