3 Điều cần biết về lịch tiêm phòng HPV cho bé trai và bé gái

Tiêm phòng HPV là một trong những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi các bệnh lý do HPV gây ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều cần biết về lịch tiêm phòng HPV dành cho trẻ em trai và gái.

Bạn đang đọc: 3 Điều cần biết về lịch tiêm phòng HPV cho bé trai và bé gái

1. Trang bị những kiến thức quan trọng về phòng ngừa HPV cho trẻ nhỏ

1.1. Virus HPV có nguy hiểm với trẻ nhỏ hay không?

Virus HPV (Human Papillomavirus) là một loại virus lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:

– Ung thư cổ tử cung.

– Ung thư âm hộ.

– Ung thư dương vật.

– Ung thư hậu môn.

– Ung thư vòm họng.

– Mụn cóc sinh dục.

Theo nguyên lý thông thường, đa số các trường hợp lây nhiễm HPV sẽ đến từ việc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tiếp xúc niêm mạc với niêm mạc, da với da thông qua dùng chung đồ vật với người bị bệnh hoặc vệ sinh sinh dục kém,… cũng có thể gây ra nhiễm trùng HPV. Điều này cho thấy trẻ nhỏ hoàn toàn có thể bị nhiễm virus HPV, ngay cả khi chưa từng quan hệ tình dục.

Trẻ có thể bị nhiễm HPV từ tiếp xúc với da của người lớn bị nhiễm virus, chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em hoặc người chăm sóc trẻ. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển đầy đủ, do đó có nguy cơ mắc HPV cao hơn.

3 Điều cần biết về lịch tiêm phòng HPV cho bé trai và bé gái

Trẻ em có nguy cơ cao bị lây nhiễm HPV mặc dù chưa từng quan hệ tình dục

1.2. Tầm quan trọng của việc dự phòng HPV cho cả hai giới

Tiêm phòng HPV cho trẻ nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa từ sớm các bệnh lý do HPV gây ra. Tiêm phòng HPV giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm phòng HPV cho trẻ nhỏ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

1.2.1 Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý do HPV gây ra

Tiêm phòng HPV có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý do HPV gây ra, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục,…

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc dự phòng HPV càng sớm cho trẻ (bắt đầu từ 9 tuổi) sẽ giúp con có đáp ứng miễn dịch với vắc xin tốt hơn so với khi dự phòng muộn

1.2.2 Bảo vệ sức khỏe sinh sản của trẻ trong tương lai

Nhờ tiêm phòng HPV mà trẻ có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư sinh dục, từ đó có thể giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản trong tương lai.

Tóm lại, việc tiêm phòng HPV cho trẻ từ sớm là một biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi các bệnh lý nguy hiểm do HPV gây ra.

2. Lịch tiêm phòng vắc xin HPV chi tiết để phòng ngừa bệnh hiệu quả

2.1. Các loại vắc xin thường được sử dụng trong lịch tiêm phòng cho trẻ

Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin HPV được sử dụng trong lịch tiêm phòng cho trẻ, đó là:

– Gardasil: là vắc xin phòng virus HPV thế hệ đầu tiên, có thể phòng ngừa 4 tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung (HPV 6, 11, 16, 18). Vắc xin này được khuyến cáo tiêm cho trẻ gái từ 9 tuổi trở lên.

– Gardasil 9: là vắc xin phòng HPV thế hệ mới, có thể phòng ngừa 9 tuýp HPV gây bệnh sinh dục ở cả nam và nữ (HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58). Vắc xin này được khuyến cáo tiêm cho cả hai giới từ 9 tuổi trở lên.

Tìm hiểu thêm: Nguồn gốc vắc xin Infanrix Hexa – Sự lựa chọn an toàn cho bé

3 Điều cần biết về lịch tiêm phòng HPV cho bé trai và bé gái

Gardasil 9 còn được gọi là vắc xin bình đẳng giới nhờ đem lại hiệu quả phòng ngừa HPV cho cả nam và nữ giới

2.2. Chi tiết về lịch tiêm phòng HPV dành cho trẻ

2.2.1 Lịch tiêm phòng với vắc xin Gardasil

Lịch tiêm phòng của vắc xin bao gồm 3 mũi tiêm chính, cụ thể:

– Mũi 1: Lần tiêm vắc xin đầu tiên khi đã đủ tuổi.

– Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.

– Mũi 3: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 6 tháng.

2.2.2 Lịch tiêm phòng với vắc xin Gardasil 9

Đối với trẻ từ 9 đến 14 tuổi, trẻ sẽ có thể chọn 2 phác đồ tiêm như sau:

– Phác đồ 2 mũi (phác đồ cơ bản): 2 mũi tiêm cần cách nhau từ 6 – 12 tháng.

– Phác đồ 3 mũi: Nếu mũi tiêm thứ 2 cách mũi thứ 1 dưới 5 tháng thì cần tiêm thêm mũi thứ 3 và tiêm cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Đối với trẻ trên 15 tuổi, phác đồ tiêm sẽ tương tự với vắc xin Gardasil.

3. Tổng hợp những điều cha mẹ nên lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng HPV

3.1. Trước khi tiêm phòng

Từ khi ở nhà, cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết khi đưa trẻ đi tiêm phòng, bao gồm:

– Giấy khai sinh của trẻ (hoặc các giấy tờ tùy thân cần thiết)

– Sổ tiêm chủng của trẻ.

– Thẻ bảo hiểm y tế (nếu có).

Khi đến cơ sở tiêm chủng, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ về lịch sử tiêm chủng của trẻ và các loại thuốc mà trẻ đang sử dụng để bác sĩ có thể cân nhắc xem có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin hay không.

Trước khi tiêm phòng HPV, cha mẹ nên cho trẻ kiểm tra sức khỏe để đảm bảo rằng trẻ đủ điều kiện tiêm phòng. Bên cạnh đó, trẻ em thường cảm thấy lo lắng và sợ hãi trước khi tiêm. Cha mẹ nên động viên và trấn an trẻ trước khi tiêm phòng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn.

3 Điều cần biết về lịch tiêm phòng HPV cho bé trai và bé gái

>>>>>Xem thêm: Bệnh cúm A gia tăng, xem ngay cách phòng bệnh hiệu quả

Cha mẹ nên lưu ý những điều trên trước khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin ngừa HPV

3.2. Sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng HPV, cha mẹ nên theo dõi trẻ tại cơ sở tiêm chủng trong vòng 30 phút để kịp thời phát hiện và xử lý các phản ứng phụ sau tiêm phòng nếu có.

Khi về nhà, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước và hạn chế vận động mạnh.

Trẻ có thể xuất hiện một số tác dụng phụ sau khi tiêm. Các phản ứng phụ sau tiêm phòng HPV thường nhẹ và tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường sau khi tiêm phòng, cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Có thể thấy, tiêm phòng HPV là một biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi các bệnh lý nguy hiểm do HPV gây ra. Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng HPV theo lịch khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe của con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến việc tiêm phòng HPV cho trẻ, cha mẹ có thể liên hệ ngay đến đường dây nóng của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *