3 Loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ phổ biến hiện nay

Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Lúc này, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ sẽ giúp giảm quá trình tiến triển của bệnh đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục cho đôi mắt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về 3 loại thuốc nhỏ mắt điều trị bệnh đau mắt đỏ được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Bạn đang đọc: 3 Loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ phổ biến hiện nay

1. Khái quát chung về bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của căn bệnh viêm kết mạc. Đó là khi lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (lòng trắng) và kết mạc mi gặp phải tình trạng bị viêm nhiễm.

Bệnh lý này có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn tới trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian ngắn, đau mắt đỏ sẽ có khả năng bùng phát thành các ổ dịch bởi bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc.

Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng nặng về sau và có thể tự khỏi trong khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người bởi cơ thể chúng ta không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với căn bệnh này.

3 Loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ phổ biến hiện nay

Bệnh đau mắt đỏ có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào

2. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ mà bạn cần biết

2.1. Bệnh đau mắt đỏ do virus

Đây là nguyên nhân gây nên bệnh phổ biến nhất. Trong đó, chủ yếu là do virus Adenovirus (chiếm tới 80%). Bệnh thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt người bệnh.

2.2. Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn

Các loại vi khuẩn gây nên tình trạng đau mắt đỏ bao gồm tụ cầu, hemophilus, influenza… Bệnh lây lan khi tiếp xúc với dịch tiết hoặc các vật dụng có dính dịch tiết chạm vào mắt người bệnh. Đau mắt đỏ có thể gây tổn thương nặng khi không được tiến hành điều trị kịp thời.

2.3. Bệnh đau mắt đỏ do các tác nhân khác

Một số tác nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng đau mắt đỏ như: bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, thuốc, mỹ phẩm… Bệnh thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng, tái phát nhiều lần và có thể theo mùa. Bệnh tuy không lây lan nhưng nếu muốn được điều trị dứt điểm, việc tìm ra tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.

3. Tìm hiểu 3 loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ phổ biến

Đau mắt đỏ do virus gây ra thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Việc điều trị lúc này chủ yếu nhằm giảm bớt các triệu chứng của bệnh bao gồm: rửa mắt bằng nước sạch, chườm mắt, nhỏ mắt bằng các loại thuốc phù hợp kèm kháng sinh để phòng bội nhiễm.

Còn với trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt trong điều trị viêm kết mạc có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu mà viêm kết mạc mang lại đồng thời rút ngắn được thời gian điều trị bệnh.

Thuốc nhỏ mắt là dung dịch vô trùng và có tác dụng điều trị các bệnh lý về mắt. Tùy vào từng nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc nhỏ mắt phù hợp cho bạn. Dưới đây là các loại thuốc nhỏ mắt mà bạn nên biết:

3.1. Thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ chứa thành phần kháng sinh

Thuốc chữa đau mắt đỏ có chứa kháng sinh trong thành phần thuốc sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bội nhiễm và virus có trên kết mạc của mắt. Khi ngăn ngừa được vi khuẩn, virus trong mắt sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của căn bệnh đau mắt đỏ.

3.2. Thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ chứa thành phần vitamin

Thuốc nhỏ mắt có thành phần chứa vitamin như vitamin nhóm B và Chondroitin hoặc chứa các loại vitamin A, E, B6 sẽ giúp cung cấp cho mắt các dưỡng chất tốt. Đồng thời thuốc sẽ giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi căng thẳng mắt, hạn chế được triệu chứng, bệnh lý về mắt.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng đau mắt hột và cách điều trị

3 Loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ phổ biến hiện nay

Thuốc nhỏ mắt chứa vitamin giúp cung cấp các dưỡng chất tốt cho mắt

3.3. Thuốc nhỏ mắt chứa thành phần chống dị ứng

Bạn cũng có thể tham khảo các loại thuốc nhỏ mắt chống dị ứng với thành phần có chứa các chất kháng histamin H1, hiệu quả trong việc giúp hạn chế các triệu chứng ngứa mắt, đau mắt đỏ và sưng của mắt.

Khi sử dụng thuốc chữa đau mắt đỏ, bạn cần có sự chỉ định, hướng dẫn và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa mắt để đảm bảo tốt nhất công dụng của thuốc. Đồng thời, việc làm này sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Đặc biệt, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng, dân gian như đắp hành củ, nhỏ sữa mẹ, xông lá trầu,… Ngoài ra, khi chưa nhận được sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng không nên tự ý mua thuốc để điều trị vì có thể dẫn tới các hậu quả không mong muốn.

4. Lời khuyên từ chuyên gia khi bị bệnh đau mắt đỏ

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Nhãn khoa, bệnh nhân đau mắt đỏ nếu nhỏ thuốc có chứa nhóm chống viêm dòng cortizol tùy tiện khi chưa có sự tham vấn mắt sẽ gây nên tình trạng loét giác mạc bởi vi khuẩn Herpes hoặc nấm. Từ đó có nguy cơ dẫn tới mù lòa vô cùng nguy hiểm. Thời gian và quá trình điều trị đau mắt đỏ cũng sẽ trở nên phức tạp hơn.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt, hạn chế biến chứng của bệnh đau mắt đỏ cũng như phát huy tốt công dụng của thuốc nhỏ mắt, bạn hãy đến khám tại cơ sở uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện thêm một số biện pháp sau để bảo vệ đôi mắt:

– Trang bị kính chắn để giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với các loại khói bụi dễ gây kích thích mắt.

– Không để nước bẩn dây vào mắt và tránh đi bơi khi đang bị bệnh.

– Để không làm bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn, bạn không được dụi, day mắt nhằm tránh làm tổn thương giác mạc.

3 Loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ phổ biến hiện nay

>>>>>Xem thêm: Trả lời thắc mắc: Cắt tròng kính cận bao nhiêu tiền

Bạn cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ để sử dụng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp

Trên đây là những thông tin về 3 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ phổ biến hiện nay và lời khuyên từ chuyên gia để có thể sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả giúp hồi phục bệnh nhanh chóng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để sớm đẩy lùi bệnh đau mắt đỏ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được giải đáp sớm nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *