3 Phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ hiệu quả nhất

Điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ là phương pháp giúp cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim. Lựa chọn lối sống khoa học, lành mạnh là việc làm quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh gặp biến chứng nặng.

Bạn đang đọc: 3 Phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ hiệu quả nhất

1. Thiếu máu cơ tim cục bộ là gì?

Thiếu máu cơ tim cục bộ là tình trạng lưu lượng máu đến tim bị sụt giảm, khiến cơ tim không nhận đủ oxy. Nguyên nhân của việc này là do động mạch tim bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Việc điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ cần được kịp thời để tránh các hậu quả mà bệnh gây nên.

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ tồn tại ở 2 dạng cấp tính và mạn tính.

– Dạng cấp tính: là tình trạng một trong những động mạch quan trọng của tim bị tắc nghẽn đột ngột. Giai đoạn nặng có thể khiến bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực kéo dài hoặc rối loạn nhịp tim.

– Dạng mạn tính: là bệnh động mạch vành ổn định hay cơn đau thắt ngực ổn định.

Đối tượng dễ bị mắc căn bệnh này bao gồm: người thừa cân, béo phì, sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá. Bệnh nhân bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh thận, đái tháo đường… Thiếu máu cơ tim cục bộ thường xảy ra ở độ tuổi dưới 45.

2. Thủ phạm gây bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

– Bệnh xơ vữa động mạch: Trên thành động mạch có các mảng bám cholesterol tích tụ lâu ngày gây nên tình trạng xơ vữa. Bệnh lý này là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thiếu máu cơ tim.

3 Phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ hiệu quả nhất

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

– Cục máu đông: Các mảng xơ vữa trong động mạch có thể bị vỡ, gây ra hiện tượng cục máu đông. Việc tắc nghẽn động mạch đột ngột sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ nghiêm trọng và gây đau tim.

– Do co thắt động mạch vành: Việc này có thể làm giảm hoặc ngăn cản lượng máu đến cơ tim trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, co thắt động mạch vành không phải là nguyên nhân chính thường gặp của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ.

– Các nguyên nhân khác:

+ Gắng sức: Sẽ làm tim hoạt động quá tải, gây rối loạn nhịp tim.

+ Hay lo âu, suy nghĩ tiêu cực sẽ làm bệnh tình nguy hiểm hơn.

+ Nhiệt độ lạnh

+ Dùng không kiểm soát các chất kích thích

+ Ăn uống quá no

+ Quan hệ tình dục sai cách, tư thế mạnh bạo

3. Thiếu máu cơ tim cục bộ biểu hiện như nào?

Các bệnh nhân mắc bệnh thường gặp triệu chứng điển hình là đau thắt ngực. Đó là cảm giác bị chèn áp, đau đớn như trái tim bị bóp nghẹt. Biểu hiện bệnh ở 2 thể là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định với mức độ, tần suất đau khác nhau.

3.1. Đau thắt ngực ổn định

Trường hợp bệnh nhân bị đau thắt ngực ổn định hay gặp hơn do tình trạng xơ vữa, mạch máu bị hẹp sẽ giảm lượng máu nuôi tim. Người bệnh thường có dấu hiệu nặng hơn theo thời gian, sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Tình trạng này muốn được cải thiện thì phải can thiệp thông tắc mạch máu.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán rung nhĩ và những điều cần lưu ý

3 Phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ hiệu quả nhất

Bệnh nhân có cảm giác ngực bị chèn ép, đau đớn

3.2. Đau thắt ngực không ổn định

Cơn đau thắt ngực không ổn định có thể xuất hiện bất chợt lúc nào, mức độ đau đớn thường nặng hơn thể bệnh trên. Tình trạng này không thể cải thiện nghi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc. Cơn đau qua nhanh chóng hay kéo dài phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn. Đây có thể là cảnh báo sớm dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim.

Ngoài triệu chứng đau thắt ngực, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng khác như ngất xỉu, phù chân, khó thở, hồi hộp, ho, đánh trống ngực, chóng mặt… Các biểu hiện này xảy ra do chức năng của cơ tim bị suy giảm.

4. Các biến chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Thiếu máu cơ tim cục bộ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng với sưc skhoer người bệnh, bao gồm:

– Đau tim: Khi động mạch vành bị tắc nghẽn toàn bộ, tình trạng thiếu máu và oxy xảy ra, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ tử vong.

– Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường sẽ làm suy yếu tim và có thể đe dọa tính mạng.

– Suy tim: Các đợt thiếu máu cục bộ theo thời gian có thể dẫn đến suy tim.

5. Các phương pháp hiệu quả điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

5.1. Xây dựng, thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh

Thay đổi thói quen xấu và xây dựng lối sống tích cực sẽ là tiền đề quan trọng giúp việc điều trị bệnh hiệu quả. Sau đây là một số lời khuyên thiết thực dành cho bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim cục bộ:

– Không hút thuốc: Hút thuốc lá là nguy cơ tiềm tàng dẫn tới các bệnh lý về tim mạch. Vì vậy, bệnh nhân cần từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

3 Phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ hiệu quả nhất

>>>>>Xem thêm: Bị tăng huyết áp nên ăn uống, sinh hoạt thế nào dịp Tết?

Bệnh nhân nên nói “không” với việc hút thuốc lá

– Kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cao.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Nên ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt hộp, xúc xích, mỡ lợn…

– Vận động cơ thể hàng ngày, phù hợp với khả năng sức khỏe.

– Duy trì cân nặng hợp lý, tránh ăn uống quá nhiều dễ có nguy cơ béo phì.

– Giảm căng thẳng, giữ tinh thần vui tươi mỗi ngày.

5.2. Điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ bằng cách sử dụng thuốc

Một số thuốc và nhóm thuốc sau đây thường được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh:

– Ranolazine (Ranexa).

– Aspirin.- Nhóm nitrat.

– Nhóm thuốc chẹn beta; kênh canxi chống co thắt động mạch.

– Thuốc ức chế men ACEi.

Bệnh nhân sử dụng thuốc cần phải tuân theo phác đồ của bác sĩ và nghiêm chỉnh thực hiện để mang lại hiệu quả cao nhất.

5.3. Điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ bằng phương pháp phẫu thuật

Đôi khi, việc điều trị bằng thuốc không đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ. Trong trường hợp này, phương pháp phẫu thuật sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn.

– Nong và đặt stent: Một đoạn ống thông rất mỏng sẽ được bác sĩ đưa vào phần hẹp trong động mạch người bệnh. Tiếp đó, một quả bóng nhỏ và một sợi dây sẽ được luồn vào khu vực hẹp này và được bơm căng để động mạch mở rộng. Một dây lưới thép nhỏ (stent) sẽ được đưa vào để giữ cho động mạch mở.

– Phương pháp mổ bắc cầu động mạch vành: Sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh mạch vành như khó thở, đau thắt ngực, chóng mặt…. Mổ bắc cầu động mạch vàng là một loại mẫu thuật tim hở. Bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn mạch từ cơ quan khác trong cơ thể để tạo một cành ghép. Việc này giúp máu lưu thông ở động mạch vành bị tắc nghẽn.

– Phương pháp điều trị cơ học hiện đại: Khi bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nghiêm trọng, các biện pháp khác điều trị không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành theo phương pháp này. Đây là phương pháp mới giúp tình hình bệnh cải thiện nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *