3 phương pháp nội soi bao tử phổ biến hiện nay

Nội soi bao tử (hay nội soi dạ dày) là giải pháp ưu việt để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa trên. Kỹ thuật thăm dò chức năng này vừa an toàn, hiệu quả, vừa không khó chịu như nhiều người vẫn tưởng. Hiểu rõ về các phương pháp nội soi sẽ giúp người bệnh có sự lựa chọn phù hợp. Đồng thời người bệnh cũng có tâm lý thoải mái và chủ động hơn trong việc tầm soát sức khỏe đường tiêu hóa.

Bạn đang đọc: 3 phương pháp nội soi bao tử phổ biến hiện nay

1. Nội soi bao tử (nội soi dạ dày) là gì?

Thủ thuật này đưa ống soi mềm vào bên trong đường tiêu hóa nhằm thăm khám thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng. Đây là chẩn đoán hình ảnh có độ an toàn và hiệu quả cao trong việc nhận định các tổn thương của đường tiêu hóa trên.

Bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ đặc biệt để sinh thiết, cắt polyp, cầm máu, lấy dị vật, thắt tĩnh mạch thực quản, nong những phần bị hẹp,… trong quá trình nội soi.

Các biến chứng trong nội soi dạ dày rất hiếm gặp. Rủi ro chủ yếu do người bệnh không hợp tác hoặc đường tiêu hóa có tình trạng thủng, dọa thủng từ trước. Những người có bệnh lý nền về tim mạch và hô hấp nặng cũng có nguy cơ gặp biến chứng trong nội soi. Một số biến chứng khác có thể kể đến gồm: xây xát niêm mạc, chảy máu, nhiễm trùng,…

3 phương pháp nội soi bao tử phổ biến hiện nay

Nội soi dạ dày giúp kiểm tra, chẩn đoán và điều trị các tổn thương, bệnh lý đường tiêu hóa trên

2. Khi nào cần nội soi bao tử?

2.1. Chỉ định

Trong đa số trường hợp, người bệnh sẽ thực hiện nội soi theo chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp thông thường cần nội soi là:

– Có dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lý đường tiêu hóa trên: đau thượng vị (vùng bụng trên rốn), khó nuốt, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, đi ngoài phân đen,…

– Cần sinh thiết lấy mẫu mô chẩn đoán hoặc cần điều trị một số tính trạng nhất định như: giãn thực quản, loại bỏ dị vật, cắt polyp,…

– Cần đánh giá hiệu quả của việc điều trị các bệnh lý thực quản, dạ dày và tá tràng.

– Có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh lý đường tiêu hóa: thừa cân, béo phì, nghiện thuốc lá, bị viêm loét dạ dày mạn tính, có tiền sử gia đình mắc ung thư đường tiêu hóa,…

Bên cạnh đó, người khỏe mạnh không thuộc nhóm nguy cơ cao, không có triệu chứng bất thường vẫn có thể đăng ký nội soi dạ dày. Đây là thói quen tốt giúp phát hiện sớm các bất thường về tiêu hóa.

2.2. Chống chỉ định

Thủ thuật nội soi bao tử thường không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên bác sĩ có thể không chỉ định thực hiện cho một số trường hợp sau đây:

– Người bị thủng dạ dày hoặc cơ quan khác trong ống tiêu hóa.

– Ống tiêu hóa bị bỏng (do uống acid).

– Người có bệnh lý về tim mạch như: suy tim, thiếu máu cơ tim cấp.

– Người bị suy hô hấp.

– Có túi thừa Zenker, túi phình lớn ở động mạch chủ.

– Người mới ăn no.

2.3. Khám nội soi bao tử ở đâu?

Hiện nay có nhiều cơ sở y tế có dịch vụ nội soi tiêu hóa, trong đó có nội soi dạ dày. Tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo an toàn và chất lượng chẩn đoán, điều trị. Do đó việc tìm cơ sở y tế để nội soi cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Người bệnh cần lựa chọn cơ sở đáp ứng đủ các tiêu chí như: có uy tín, được đông đảo người bệnh tin tưởng; đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao; có trang thiết bị hiện đại; quy trình khám chữa bệnh rõ ràng, thuận lợi;…

3. Các phương pháp nội soi phổ biến hiện nay

Nội soi đường tiêu hóa trên có thể được thực hiện qua đường miệng hoặc đường mũi. Khi tiến hành nội soi, người bệnh có thể lựa chọn gây mê hoặc không gây mê.

Mỗi phương pháp được thực hiện khác nhau, cũng như đều có ưu điểm và nhược điểm. Bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định phương pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

3.1. Nội soi bao tử qua đường miệng tiêu chuẩn

Đây hiện là phương pháp nội soi dạ dày truyền thống và được ứng dụng rộng rãi hàng đầu. Người bệnh vẫn tỉnh táo khi ống soi mềm được bác sĩ đưa vào miệng xuống thực quản, dạ dày để kiểm tra.

– Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ thực hiện, thời gian chuẩn bị và tiến hành nội soi nhanh chóng.

– Nhược điểm: Ống nội soi kích thích lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi khiến người bệnh buồn nôn, nôn, đau rát họng. Điều này khiến nhiều người bệnh cảm thấy sợ hãi và e ngại nội soi. Cảm giác khó chịu sẽ giảm đi nếu người bệnh bình tĩnh, hợp tác tốt với bác sĩ.

Tìm hiểu thêm:  Nội soi tiêu hóa cho trẻ em có nguy hiểm không?

3 phương pháp nội soi bao tử phổ biến hiện nay

Nội soi dạ dày qua đường miệng có thể thực hiện các thủ thuật can thiệp như sinh thiết, lấy dị vật, cầm máu,…

3.2. Nội soi qua đường mũi

Thủ thuật này luồn ống nội soi qua mũi xuống thực quản, dạ dày và tá tràng để quan sát, phát hiện các tổn thương.

– Ưu điểm: Thực hiện dễ dàng, nội soi nhanh chóng. Ống nội soi mềm nhỏ không chạm vào vùng hầu họng, do đó người bệnh thường không cảm thấy buồn nôn, khó chịu. Người bệnh có thể xịt tê vùng mũi, vẫn tỉnh táo và có thể trao đổi được với bác sĩ khi nội soi.

– Nhược điểm: Không áp dụng được trong một số trường hợp như người mắc các vấn đề vùng mũi, hẹp khe mũi. Nội soi dạ dày qua đường mũi không thể can thiệp lấy dị vật, loại bỏ polyp, cầm máu, nong hẹp ống tiêu hóa,… Chi phí của phương pháp này cao hơn so với nội soi đường miệng tiêu chuẩn.

3 phương pháp nội soi bao tử phổ biến hiện nay

>>>>>Xem thêm: Đau rát hậu môn là bệnh gì, điều trị ra sao?

Nội soi dạ dày không đau mang đến trải nghiệm nhẹ nhàng, êm ái cho người bệnh

3.3. Nội soi bao tử không đau (Nội soi gây mê)

Ống nội soi sẽ được qua đường miệng xuống thực quản, dạ dày và tá tràng khi người bệnh đang được gây mê tĩnh mạch. Phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật gồm:

– Thực hiện nội soi dễ dàng, người bệnh không có cảm giác buồn nôn hay khó chịu. Người bệnh ngủ ngon, không cảm thấy sợ hãi hoặc ám ảnh sau nội soi.

– Tăng độ ăn toàn trong nội soi do người bệnh nằm yên, không cử động mạnh hay giật ống soi gây tổn thương cho đường tiêu hóa trên.

– Thời gian gây mê ngắn (khoảng 5 – 15 phút) và lượng thuốc mê ít, người bệnh tỉnh lại nhanh chóng sau nội soi và sức khỏe không bị ảnh hưởng.

– Bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật can thiệp (lấy dị vật, cầm máu, cắt polyp, tiêm xơ, nong hẹp, thắt tĩnh mạch thực quản) thuận lợi và an toàn hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như: chi phí cao hơn 2 phương pháp kể trên; đòi hỏi cao về tay nghề và trình độ của bác sĩ cũng như chất lượng thiết bị. Thời gian chuẩn bị thường kéo dài hơn, do người bệnh có thể cần làm thêm các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, đo điện tim đồ,…

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa quan trọng, đối mặt với không ít nguy cơ bệnh lý. Bạn có thể lựa chọn các phương pháp nội soi bao tử trên đây để kiểm tra sức khỏe dạ dày. Chủ động nội soi định kỳ giúp sàng lọc hiệu quả và xử trí sớm các bất thường tại cơ quan này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *