Ung thư cổ tử cung hiện đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với chị em phụ nữ hiện nay. Nó không chỉ lấy đi sức khỏe, khả năng sinh sản và thậm chí còn cả sinh mạng của một người. Do đó, nhằm giúp phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời căn bệnh trên, các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong y khoa hiện nay. Vậy qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những thông tin xoay quanh vấn đề trên.
Bạn đang đọc: 3 phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung được hình thành từ những tế bào bất thường của các biểu mô tử cung. Theo nghiên cứu của các bác sĩ cho biết, ung thư cổ tử cung được gây ra bởi 99% virus HPV. Cụ thể, loại virus này sẽ dần dần gây tổn thương ở cổ tử cung dẫn đến cấu trúc những tế bào tại đây bị thay đổi, nếu như không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ung thư.
Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2500 – 5000 phụ nữ tử vong do mắc bệnh ung thư cổ tử cung, số lượng này vẫn không ngừng gia tăng theo từng năm. Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi mắc phải căn bệnh này là do không phát hiện kịp thời dẫn đến việc khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư cổ tử cung là vô cùng quan trọng.
Ung thư cổ tử cung 99% là do virus HPV gây ra
2. Yếu tố làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung, tuy nhiên tác nhân chính gây nên căn bệnh này đều liên quan đến virus HPV:
– Quan hệ tình dục: virus HPV có thể lây qua đường tình dục nếu như bạn tiếp xúc với 1 hoặc nhiều người bị nhiễm loại virus này.
– Hút thuốc: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ hút thuốc có khả năng mắc ung thư cổ tử cung gấp tới 2 lần phụ nữ không hút thuốc. Người ta tìm thấy thành phần của thuốc lá trong chất nhầy cổ tử cung của những người phụ nữ hút thuốc. Các nhà khoa học tin rằng việc hút thuốc có thể làm hỏng DNA của những tế bào có trong cổ tử cung. Ngoài ra hút thuốc cũng làm cho hệ miễn dịch bị thuyên giảm, dẫn đến rất dễ dàng mắc phải các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là virus HPV.
– Có hệ thống miễn dịch yếu: Một số loại virus có khả năng làm giảm hệ miễn dịch như HIV khiến cho mọi người có nguy cơ mắc đồng virus HPV cao hơn. Điều đó cũng dẫn đến việc phụ nữ bị mắc ung thư cổ tử cung, quá trình xâm lấn sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường khiến cho tình trạng cơ thể cũng theo đó mà xấu đi.
– Mang thai nhiều lần: Các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ trong thai kỳ sẽ dễ nhiễm virus gây bệnh đồng thời cũng tăng khả năng mắc ung thư điển hình như virus HPV.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng của bệnh ung thư da
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
3. Tìm hiểu 3 phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay
3.1. Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung – Xét nghiệm Pap smear
Xét nghiệm Pap smear hay còn gọi là phương pháp sàng lọc tế bào. Đây là một trong những phương pháp tầm soát ung thư hiệu quả với độ nhạy khoảng 66%.
Cụ thể bác sĩ sẽ lấy tế bào trong cổ tử cung bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó sẽ phết tế bào ấy lên một tấm kính có thấm cồn. Mẫu vật này sau đó sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích và đưa ra kết quả.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều hạn chế và chỉ được sử dụng phổ biến ở những nước phát triển bởi nó đòi hỏi người đọc kết quả có nhiều kinh nghiệm cũng như chi phí thực hiện khá cao.
3.2. Phương pháp xét nghiệm Thinprep
Phương pháp xét nghiệm Thinprep là phương pháp xét nghiệm tế bào được cải tiến hơn so với Pap smear. Với xét nghiệm này, sau khi thu thập các tế bào cổ tử cung, sẽ tiến hành kỹ thuật tách chiết và phết tế bào lên lam kính tại phòng thí nghiệm. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và đưa ra kết quả.
Theo Hiệp hội sản phụ Hoa Kỳ, những phụ nữ dưới 21 tuổi có thể không cần thực hiện loại xét nghiệm này. Với đối tượng trên 65 tuổi cũng không thể tiến hành vì hầu hết những loại xét nghiệm không phản ánh đúng kết quả.
3.3. Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung – Xét nghiệm virus HPV
HPV được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung, do đó phương pháp này được cho là cần thiết trong quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Phương pháp này sẽ phân tích và sàng lọc các tế bào trong mẫu vật nhằm phát hiện ra người khám có nhiễm phải loại virus này hay không. Xét nghiệm HPV không thể kết luận được người khám có chắc chắn mắc phải ung thư cổ tử cung hay không, tuy nhiên qua phương pháp này cũng biết được virus có đang tồn tại trong cơ thể người đó hay không. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra đánh giá hợp lý và nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
>>>>>Xem thêm: Ung thư gan – “Quán quân” trên đường đua tử thần
Phương pháp xét nghiệm Pap smear cần kỹ thuật và chuyên môn cao để thực hiện
Tầm soát ung thư cổ tử cung đòi hỏi kỹ thuật cũng như tay nghề cao, kỹ thuật hiện đại,…. do đó việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám là vô cùng quan trọng. Nếu như bạn đang cần tìm kiếm một địa chỉ y tế có đầy đủ tiêu chí trên thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những gọi ý phù hợp. TCI không chỉ sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển trên thế giới mà còn quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra, các cơ sở của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI được tọa lạc ở những vị trí đắc địa trên địa bàn Hà Nội tạo thuận lợi cho người dân khi di chuyển đi thăm khám.
Trên đây là những thông tin liên quan đến căn bệnh ung thư cổ tử cung và 3 phương pháp sàng lọc giúp phát hiện sớm căn bệnh trên. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.