Đau đầu căng thẳng mạn tính là tình trạng xảy ra trên 15 ngày trong một tháng và lặp đi lặp lại trong ba tháng liên tục. Nếu không can thiệp và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bài viết cung cấp các thông tin giúp bạn nhận biết đau đầu mạn tính thông qua triệu chứng, nguyên nhân. 3 tác hại nguy hiểm của đau đầu mạn tính bạn cần lưu ý và cách điều trị hiệu quả tình trạng đau đầu mạn tính đang được nhiều người áp dụng hiện nay.
Bạn đang đọc: 3 tác hại do bệnh đau đầu căng thẳng mạn tính gây ra
1. Hiểu đúng về đau đầu căng thẳng mạn tính
1.1. Triệu chứng thường gặp của đau đầu căng thẳng mạn tính
Đau đầu do căng thẳng là bệnh lý phổ biến nhất trong các dạng đau đầu hiện nay, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính và ngành nghề khác nhau. Bệnh bắt đầu bằng dấu hiệu nhẹ, sau đó mới tiến triển nặng hơn ở các vùng chính như mặt, cổ và đầu.
Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu ở vùng đầu và cổ. Các cơ tại 2 vị trí này bị siết chặt gây tình trạng đau nhức, ê ẩm ở đầu. Sau đó, cảm giác đau nhức lan tỏa ra các khu lân cận, với mức độ tăng dần và nhanh hơn.
Khi bệnh diễn ra trong thời gian dài có thể kèm theo một số triệu chứng như mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, đau cơ,…
1.2. Nguyên nhân gây đau đầu căng thẳng mạn tính
Giống như tên gọi, đau đầu căng thẳng nảy sinh do áp lực căng thẳng, stress, lo âu do công việc, gia đình, cuộc sống hay các mối quan hệ trong xã hội. Từ đó tạo thành vòng luẩn quẩn: căng thẳng, áp lực – đau đầu – mệt mỏi – stress.
Tình trạng này có thể bắt nguồn từ một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như việc lạm dụng các chất kích thích: uống cà phê, bia, rượu, hút thuốc lá,…
Ngoài ra, một số bệnh lý về thần kinh – não bộ, bệnh tiêu hóa, tiểu đường, tim mạch,… cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn tới tình trạng đau đầu mạn tính.
2. Tác hại do đau đầu căng thẳng kéo dài gây ra
2.1. Rối loạn giấc ngủ
Một trong những ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất do đau đầu căng thẳng kéo dài gây ra là rối loạn giấc ngủ.
Đau nhức, đau âm ỉ vùng đầu và cổ khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ dễ dàng, luôn trằn trọc, trở mình giữa đêm. Đối với người trưởng thành, giấc ngủ đủ thường kéo dài khoảng 7-9 tiếng/ngày. Nhưng trong trường hợp này giấc ngủ bị giảm bớt.
Khi giấc ngủ bị ảnh hưởng, sẽ kéo theo giảm chất lượng cuộc sống. Cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, khó tập trung, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng công việc.
2.2. Trí nhớ suy giảm, thể chất kém
Thường xuyên đau đầu căng thẳng khiến người bệnh chán ăn, ăn không ngon miệng. Nguyên nhân là do lúc này cơ thể phải “đối phó” với tình trạng nén ép, khó chịu ở xung quanh đầu, giảm tiết axit amin gây kích thích ngon miệng, từ đó khiến cơ thể gầy sút.
Cơ thể mệt mỏi, sức lực yếu do mất ngủ trong thời gian dài kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng. Mọi vận động, sinh hoạt trở nên khó khăn hơn và không đạt được hiệu quả tốt nhất, tạo cơ hội tốt cho các bệnh lý khác phát sinh.
Đau đầu căng thẳng kéo dài khiến cơ thể uể oải, khó tập trung, trí nhớ suy giảm, ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, học tập và lập kế hoạch.
2.3. Mất kiểm soát cảm xúc
Những ảnh hưởng như rối loạn giấc ngủ, sa sút về thể chất khiến cảm xúc của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điển hình nhất là mất khả năng kiểm soát cảm xúc, dễ nóng giận thất thường và thậm chí là có thể bị trầm cảm.
Căng thẳng kéo dài khiến người bệnh phải vật lộn với cơn đau đầu âm ỉ, khó dứt. Do đó, tinh thần không được thoải mái và mất hứng thú với những điều xung quanh.
3. Cách điều trị đau đầu căng thẳng hiệu quả
3.1. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Để hạn chế tình trạng đau đầu căng thẳng kéo dài, người bệnh cần tìm rõ nguyên nhân để điều trị “trúng đích”. Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng góp phần hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng đau đầu căng thẳng kéo dài. Hãy bắt đầu với thói quen xây dựng thực đơn hàng ngày, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh, não bộ và tim mạch. Bổ sung các loại hoa quả, trái cây tươi giàu vitamin C, A, D… Đặc biệt, dù bất kỳ lí do gì cũng không được bỏ bữa sáng.
Xây dựng giờ giấc sinh hoạt khoa học, bằng cách đi ngủ sớm và dậy sớm vào sáng hôm sau. Giấc ngủ ngủ trưa cũng cần đảm bảo 30 – 45 phút. Bởi việc cho cơ thể nghỉ ngơi là cách nạp năng lượng hiệu quả nhất, não bộ được thư giãn và phục hồi kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh parkinson người già
3.2. Học cách giải tỏa stress
Stress là “vị khách không mời mà đến” ai cũng phải gặp trong đời sống hàng ngày. Thay vì để stress gây áp lực nặng nề, trở nên bị động thì cần học cách chủ động giải tỏa stress càng sớm càng tốt. Tập thiền, yoga,… là cách tốt nhất để giải tỏa căng thẳng, giải phóng mọi suy nghĩ, lo âu. Vận động nhẹ nhàng bằng các bài thể dục cũng là cách giãn cơ, hỗ trợ tốt cho tinh thần.
Bên cạnh đó, bạn có giải tỏa stress như để bản thân thực hiện các công việc yêu thích, hứng thú như nấu ăn, vẽ tranh, nghe nhạc không lời, xem một bộ phim hài,… để tăng sự hưng phấn trong cảm xúc và hạn chế những suy nghĩ tiêu cực.
3.3. Thăm khám với bác sĩ nội thần kinh tại cơ sở y tế uy tín
Bên cạnh việc xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, chủ động giải tỏa stress cho bản thân thì lựa chon cơ sở y tế uy tín để thăm khám là giải pháp hiệu quả nhất giúp bạn tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả. Các bác sĩ giàu chuyên môn trong lĩnh vực thần kinh sẽ thăm khám, điều trị và tư vấn giúp bạn có cách tốt nhất để loại bỏ hoặc hạn chế tối đa tình trạng đau đầu cẳng thẳng kéo dài.
Chuyên gia giỏi, cùng các thiết bị hiện đại như chụp cộng hưởng từ MRI và chụp cắt lớp vi tính CT, xét nghiệm máu giúp hỗ trợ chẩn đoán và tìm nguyên nhân, vị trí tổn thương, từ đó có biện pháp xử trí an toàn và hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em da, thận, phổi, hệ thần kinh
Có thể thấy, đau đầu căng thẳng mạn tính là hiện tượng ai cũng dễ mắc phải và gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, việc lưu tâm sớm và chủ động bảo vệ sức khỏe là cách tốt nhất để hạn chế diễn tiến xấu ở mức tối đa.