Khi nhắc đến bệnh cảm lạnh, ít ai nghĩ đến các biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra. Vì thông thường bệnh cảm lạnh chỉ biểu hiện một số triệu chứng nhẹ như ho, sổ mũi, ngạt mũi, sốt nhẹ,… Và các triệu chứng này sẽ giảm dần và bệnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên đối với trẻ em khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn kém, lại không có biện pháp chăm sóc, cũng như điều trị hiệu quả, con có thể phải đối mặt với 4 biến chứng nguy hiểm sau đây.
Bạn đang đọc: 4 biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm lạnh trẻ dễ mắc phải
4 biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm lạnh
Viêm tai
- Bệnh cảm lạnh nếu không được điều trị có thể gây biến chứng viêm tai. (ảnh minh họa)
Bệnh cảm lạnh có thể khiến trẻ bị ù tai và đau tai nhẹ. Nguyên nhân do hiện tượng ứ đọng chất dịch trong khoang tai giữa do vi khuẩn tăng trưởng quá mức trong chất dịch này. Viêm tai xuất hiện và khiến tai đau hơn.
Với những bé dưới một tuổi, chưa có khả năng xác định vị trí đau nên trẻ thường hay quấy khóc, ăn ngủ kém, có thể sốt hoặc không và con hay kéo rứt tai.
Nếu bé kêu đau tai vừa phải, không liên tục, hoặc ù tai, có thể bé chưa bị viêm tai. Nếu trẻ bị đau tai ở mức độ trung bình và nặng bé cần được đi thăm khám với bác sĩ.
Viêm xoang
Bệnh cảm lạnh nguyên nhân chính là do vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Khi vi khuẩn xâm nhập vào khoang xoang gần mũi tích tụ đủ để chiếm quyền kiểm soát và gây nhiễm trùng.
- Bệnh cảm lạnh khiên vi khuẩn xâm nhập vào khoang xoang gần mũi và gây viêm xoang. (ảnh minh họa)
Các biểu hiện của viêm xoang gồm:
– Chảy nước mũi xanh, thường kéo dài trong khoảng 10 ngày.
– Đau đầu do xoang, cảm giác đau tức mạnh ở sau hay quanh mắt, ở trán và má trên có thể là biểu hiện của viêm xoang.
– Mắt có dỉ, nếu dỉ mắt xuất hiện một cách binh thường và không đi kèm với các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh thì đó có thể là do bạn bị viêm kết mạc. Nhưng nếu thấy có nhiều dỉ mắt và đi kèm theo các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh viêm xoang.
– Ho. Các chất nhầy đặc quánh sản sinh trong đợt viêm xoang sẽ chảy xuống phần trên của lồng ngực gây ho. Trẻ bị viêm xoang hầu như thường bị ho.
– Sốt. Trẻ nhỏ khi bị viêm xoang có thẻ sốt trong đợt viêm, với trẻ trên 6 tuổi và người lớn có thể không bị sốt.
– Mệt mỏi. Trong đợt viêm xoang trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
– Ngoài ra khi trẻ bị viêm xoang, mặt trẻ thường bị phù nề dưới mi mắt, trẻ phải há miệng để thở và hơi thở có mùi do tình trạng chảy dịch ở sau mũi.
Nếu trẻ có biểu hiện đầu tiên như chảy nước mũi xanh kéo dài khoảng 10 ngày và có kèm theo một số biểu hiện của bệnh viêm xoang nêu trên, ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám với bác sĩ. Để bé được kiểm tra vì rất có thể trẻ bị viêm xoang do biến chứng mà bệnh cảm lạnh đã gây ra.
Viêm phế quản
Tìm hiểu thêm: 8 nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc bất thường và cách dỗ dành
- Sự xâm nhập virus gây bệnh cảm lạnh nếu không được điều trị hiệu quả có thể khiến con dễ bị viêm phế quản. (ảnh minh họa)
Sự xâm nhập virus gây bệnh cảm lạnh nếu không được điều trị hiệu quả có thể khiến con dễ bị viêm phế quản. Các biểu hiện như: ho có đờm, sốt hơn 5 ngày, đau ngực (đau nhất là khi ho), thở nhanh, thở rít,…
Viêm phổi
- Vi khuẩn tăng trưởng quá mức ở chất nhầy tại phổi do bệnh cảm lạnh gây ra có thể gây bệnh viêm phổi. (ảnh minh họa)
Khi xuất hiện vi khuẩn tăng trưởng quá mức ở chất nhầy tại phổi do bệnh cảm lạnh gây ra, bé có thể bị viêm phổi. Các biểu hiện của bệnh viêm phổi như:
Sốt trên 38 độ C hoặc sốt cao, khó thở (thở nhanh, thở gắng sức, vai di chuyển theo nhịp thở, co rút ngực hoặc đau khoang liên sườn), đau ngực (bé thường kêu đau ở một vùng nào đó trên ngực), mệt mỏi.
Khi nào cần cho bé đi thăm khám?
Bệnh cảm lạnh khiến chất nhầy tích tụ ở mũi và lồng ngực trong suốt đợt cảm. Đây là môi trường “lý tưởng” cho vi khuẩn. Bình thường, các vi khuẩn này vẫn tồn tại ở mũi và họng với số lượng rất nhỏ, trong đợt cảm chúng sẽ sinh sôi nảy nở liên tục suốt 7-10 ngày.
Có hai dạng, dạng một là sau khoảng 5-7 ngày bệnh tự thoái lui, toàn bộ chất nhầy được rống ra ngoài cùng với virus, vi khuẩn. Khi đó bệnh cảm lạnh cũng hết và dường như không để lại các biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ. Trường hợp này, mẹ có thể chưa cần đưa bé đến viện, hãy chú ý chăm sóc cho con ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Vệ sinh cá nhân và môi trường sống cho trẻ sạch sẽ. Cho con uống nhiều nước.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em có gây ung thư không?
- Chuyên khoa Nhi, Hệ thống Y tế Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và điều trị hiệu quả cho bé được nhiều ba mẹ tin tưởng. (ảnh minh họa)
Dạng hai là khi vi khuẩn đủ mạnh, chiếm ưu thế và gây nhiễm trùng vi khuẩn thứ phát (nhiễm trùng tiên phát là bệnh do virus cảm lạnh gây ra). Khi này nếu trẻ không được đi thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời bệnh cảm lạnh có thể gây ra một trong 4 biến chứng nguy hiểm nêu trên, có những trường hợp trẻ có thể mắc nhiều biến chứng trong 4 biến chứng trên nếu như con không được điều trị sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.