Thời tiết trở lạnh khiến nhiệt độ xuống thấp, điều này có thể “châm ngòi” nhiều bệnh và đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ vì sức đề kháng của trẻ còn kém hơn so với người lớn. Bài viết sau đây xin liệt kê 4 chứng bệnh dễ mắc ở trẻ khi trời lạnh. Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo để có biện pháp phòng ngừa tốt cho con
Bạn đang đọc: 4 chứng bệnh dễ mắc ở trẻ khi trời lạnh
1. Cảm cúm là bệnh gì?
4 chứng bệnh dễ mắc ở trẻ em khi trời lạnh
1.1 Khái niệm
Cảm cúm là một trong các bệnh đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ và thường “bùng phát” mạnh vào mùa lạnh. Một trẻ em có thể bị cảm cúm từ 6 -7 lần trong một năm.
Ở những năm đầu tiên bé đi nhà trẻ, tần suất mắc bệnh cao hơn so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Vì sức đề kháng của trẻ kém, yếu tố môi trường có trẻ bị nhiễm bệnh nên rất dễ lây lan qua đường không khí và gây bệnh cho bé.
Đây cũng là một trong những dịch bệnh dễ bùng phát ở các trường học, nhà trẻ nếu như môi trường bé học tập của bé có trẻ bị nhiễm cúm.
1.2 Cảm cúm có nguy hiểm không?
Cảm cúm có nhiều chủng khác nhau trong đó là chủng A và B thường gây bệnh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ
Nhiều ba mẹ cứ nghĩ cảm cúm là bệnh nhỏ, không mấy nguy hiểm, tuy nhiên cảm cúm có nhiều chủng, hiện nay có 3 chủng huyết thanh là chủng A, chủng B và chủng C, thì trong đó chủng A và B thường gây bệnh trên con người, đặc biệt là virus cúm A (H1N1, H3N2,..) luôn luôn biến đổi và gây bệnh cho trẻ, với các biểu hiện và biến chứng nặng, thậm chí là tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời.
Nếu không được điều trị dứt điểm, cảm cúm sẽ tái phát nhiều lần và biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp,…
Đặc biệt, căn bệnh cảm cúm lại rất dễ gây nhầm lẫn với cảm lạnh. Tuy nhiên cảm lạnh có mức độ nhẹ hơn, còn cảm cúm khi ở giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có các biểu hiện nặng hơn như: sốt cao (trẻ có thể sốt đến 39 hoặc 40 độ C), người mệt mỏi, lừ đừ, mắt đỏ, biếng ăn, buồn nôn, ho nhiều, cơ thể đau nhức, mệt mỏi.
2. Tiêu chảy
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi trẻ 1 tuổi biếng ăn
Tiêu chảy là một trong những bệnh dễ mắc ở trẻ khi thời tiết trở lạnh
Tiêu chảy cấp do rotavirus là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus Rota gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3-24 tháng. Sau 1-4 ngày lây nhiễm, trẻ có các biểu hiện bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng không thành khuôn hoặc toàn nước. Ở một số trẻ, tiêu chảy còn gây nôn kèm theo đau bụng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước và điện giải quá nhiều dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong nếu không được bù nước và điện giải kịp thời.
Vì vậy trẻ bị tiêu chảy ba mẹ tuyệt đối không nên lơ là, cần theo dõi bé và cho con đến thăm khám với bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy cho trẻ uống. Và không nên để quá lâu mới cho bé đến viện, vì như thế trẻ có thể bị mất nhiều nước, gây co giật, thậm chí là tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
3. Viêm mũi
Viêm mũi thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7-8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ mắc bệnh. Viêm mũi khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…
4. Viêm phế quản
>>>>>Xem thêm: Tham khảo các loại thuốc trị cúm A cho bé
Viêm phế quản là 1 trong những bệnh dễ mắc ở trẻ khi trời lạnh, nếu không được điều trị bệnh sẽ biến chứng gây viêm phổi rất nguy hiểm cho trẻ
Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Bệnh thường khiến trẻ bị ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Khi bị viêm phế quản, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, ăn ngủ kém, hay bị nôn trớ.
Trẻ bị viêm phế quản rất dễ gây biến chứng viêm phổi nếu như ba mẹ không có biện pháp chăm sóc cũng như xử trí kịp thời cho trẻ.
Bài viết trên đã cung cấp cho cha mẹ thông tin về 4 bệnh dễ mắc ở trẻ khi trời lạnh. Để trẻ có đủ sức khỏe chống lại dịch bệnh, các bậc phụ huynh cần nâng cao khả năng miễn dịch cho con bằng cách: cho trẻ ăn đủ khẩu phần ăn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, đặc biệt là bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, bổ sung thêm bữa phụ cho con, cho bé uống thêm sữa, nước cam, uống nhiều nước,…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.