4 dấu hiệu thường gặp khi bị sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, bệnh hình thành do sự “kết tụ” các chất khoáng có trong nước tiểu lâu ngày tạo thành sỏi tiết niệu. Mặc dù là bệnh lý phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu hết về bệnh này, để giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về sỏi tiết niệu bài viết dưới đây xin chia sẻ những dấu hiệu thường gặp khi bị sỏi tiết niệu và phương pháp điều trị sỏi tiết niệu.

Bạn đang đọc: 4 dấu hiệu thường gặp khi bị sỏi tiết niệu

4 dấu hiệu thường gặp khi bị sỏi tiết niệu

Một số dấu hiệu thường gặp khi bị sỏi tiết niệu:

Đau vùng hông, thắt lưng

Những viên sỏi tiết niệu nhỏ có thể gây đau âm ỉ vùng hông, thắt lưng sau đó lan xuống vùng bụng dưới, sỏi có thể gây căng tức vùng hố thận hay vùng mạn sườn thắt lưng, có xu hướng tăng lên sau đợt vận động gắng sức.

Tuy nhiên, khi sỏi to hoặc sỏi di chuyển… có thể gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng hông, thắt lưng. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, tự nhiên hoặc sau khi vận động gắng sức, bắt đầu đau ở vùng mạn sườn thắt lưng, đau lăn lộn, dữ dội, lan ra trước, xuống dưới vùng bẹn và cơ quan sinh dục cùng bên.

4 dấu hiệu thường gặp khi bị sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu có thể gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng hông, thắt lưng (ảnh minh họa)

Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, bí tiểu

– Đi tiểu nhiều lần là một trong những dấu hiệu thường gặp ở người bị sỏi tiết niệu.

– Tiểu buốt: tiểu buốt có thể là cuối bãi (tiểu gần xong thấy đau buốt ngược từ niệu đạo trở lên bàng quang) hoặc tiểu buốt toàn bãi (trong toàn bộ bãi tiểu bệnh nhân có cảm giác đau tại niệu đạo do sỏi nằm tại niệu đạo).

– Tiểu ngắt ngừng: Đang tiểu dòng nước tiểu bị dừng lại, sau đó thay đổi tư thế lại tiểu được (là triệu chứng khi có sỏi nhỏ trong bàng quang).

– Bí tiểu: Người bệnh có nhu cầu đi tiểu nhưng không thể tiểu được do sỏi có kích thước lớn gây tắc nghẽn đường tiểu.

– Tiểu ra máu: Bệnh nhân có thể tiểu ra máu khi sỏi di chuyển, cọ xát vào đường niệu làm xước, rách niêm mạc đường tiết niệu gây chảy máu…

Buồn nôn và nôn

Sỏi tiết niệu có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và nôn.

Sốt và ớn lạnh

Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây phù nề, chảy máu… là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu do sỏi sẽ làm cho người bệnh bị sốt và ớn lạnh.

Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật mổ lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng laser

4 dấu hiệu thường gặp khi bị sỏi tiết niệu

Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây phù nề, chảy máu… là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiết niệu (ảnh minh họa)

Điều trị sỏsỏii tiết niệu bằng cách nào?

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ sỏi tiết niệu bạn cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu càng sớm càng tốt để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp và lưu ý một số điều sau:

Đi khám sức khỏe định kỳ

Nếu sỏi tiết niệu có kích thước lớn sẽ làm cho việc điều trị trở nên khó khăn, phức tạp, chi phí tốn kém, sỏi to cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh… Vì vậy, hãy đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sỏi tiết niệu ngay khi sỏi còn nhỏ để đạt hiệu quả điều trị sỏi cao nhất.

Loại bỏ sỏi càng sớm càng tốt

Ngày nay y học hiện đại đã có nhiều bước tiến lớn, thì phương pháp mổ mở với nhiều rủi ro ngày càng ít được áp dụng, thay vào đó là các kỹ thuật mới loại sạch sỏi mà lại an toàn hơn, ít xâm lấn và không xâm lấn như: Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser…

4 dấu hiệu thường gặp khi bị sỏi tiết niệu

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về sỏi đường tiết niệu

Tùy kích thước, vị trí và tình trạng sỏi mà bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị sỏi phù hợp

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Để sỏi tiết niệu không có “cơ hội” hình thành, phát triển và tái phát thì cần duy trì chế độ ăn uống khoa học điều độ, tránh ăn mặn, hạn chế ăn đồ ăn nhiều chất chứa oxalate, không sử dụng đồ uống có chứa cồn, gas… Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và đồng thời thường xuyên rèn luyện sức khỏe như đi bộ, yoga… để hạn chế sự hình thành sỏi tiết niệu.

Nếu còn thắc mắc về sỏi tiết niệu hoặc muốn đặt lịch khám sỏi thận, sỏi tiết niệu tại Hệ thống y tế Thu Cúc bạn có thể liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *