Viêm họng cấp ở trẻ em là căn bệnh thường gặp trong số các bệnh lý về đường hô hấp hiện nay. Với trẻ nhỏ, phụ huynh cần phát hiện và điều trị bệnh viêm họng cấp sớm để giúp hạn chế biến chứng xấu có thể xảy ra, bởi lúc này hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Do đó, việc nắm rõ những kiến thức về bệnh viêm họng cấp là vô cùng quan trọng.
Bạn đang đọc: 4 điều cần biết về căn bệnh viêm họng cấp ở trẻ
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng cấp ở trẻ
Phụ huynh có thể nhận biết trẻ có bị viêm họng cấp hay không qua một số dấu hiệu dưới đây:
– Trẻ bị chảy nước mũi, ngạt mũi, đau họng, hắt hơi, ho.
– Biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp ở bé chính là ho khan. Sau đó là ho có đờm.
– Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên tới 39 – 40 độ C
– Trẻ biếng ăn, khó ngủ, quấy khóc và thường thở bằng miệng do bị ngạt mũi.
– Trẻ bị nôn và có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng.
Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, trẻ có thể mắc phải các biến chứng như: Viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, Viêm khớp, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A.
Phụ huynh cần nhận diện sớm các dấu hiệu viêm họng cấp ở bé để kịp thời chữa trị
2. Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị viêm họng cấp
1.1. Viêm họng cấp ở trẻ do điều kiện sống gây nên
– Do thời tiết có sự thay đổi đột ngột, mưa ẩm.
– Khói xe cộ, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn, …
– Trẻ mới đi học ở nhà trẻ, mẫu giáo…
– Trẻ mới cai sữa hoặc đang thay đổi chế độ ăn dặm.
1.2. Viêm họng cấp ở trẻ do virus, vi khuẩn, nấm gây nên
– Các loại virus gây bệnh như: virus sởi, virus cúm.
– Các loại vi khuẩn như: liên cầu, phế cầu, tụ cầu,… Trong đó nguy hiểm nhất chính là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A bởi nó có thể dẫn đến các biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), hoặc bệnh viêm cầu thận cấp.
– Viêm họng cấp cũng có thể do nấm: Candida gây nên.
3. Cách điều trị bệnh viêm họng cấp tính ở trẻ
– Các bậc phụ huynh nên thực hiện đo nhiệt độ cho trẻ và chườm hạ nhiệt bằng nước ấm. Đồng thời, giữ ấm vùng cổ họng, ngực, mũi của trẻ để phòng ngừa bệnh viêm họng.
– Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa.
– Vệ sinh răng miệng và cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ cổ họng, đường hô hấp
– Chú ý vấn đề chăm sóc răng miệng thường xuyên cho trẻ
– Cho trẻ bổ sung nhiều nước, nước ép trái cây như cam, chanh,… nhằm giúp giải nhiệt kháng viêm.
– Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
– Sử dụng máy tạo ẩm để giúp điều hòa không khí, giữ nhiệt độ phòng trong khoảng 25-27 độ.
– Giữ cho trẻ có một tâm trạng thoải mái, hạn chế quấy khóc khiến cho bệnh lâu khỏi.
– Bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin… để giúp hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
– Không tắm cho trẻ ngay khi trẻ bị đổ nhiều mồ hôi, dùng nước ấm để tắm trẻ và thường xuyên rửa tay trẻ cùng xà phòng. Phụ huynh có thể dùng nước có pha 1-2 giọt tinh dầu gừng, khuynh diệp để giữ ấm cho trẻ.
– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lạ nhằm tránh bị lây bệnh. Tránh sử dụng chung đồ về sinh cá nhân với người khác.
– Phụ huynh cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
Ngoài ra, nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện bị sốt cao trên 38.5 độ, cần lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Viêm họng cấp tính, đặc biệt là viêm họng cấp tính ở trẻ em là căn bệnh có thể bị tái phát vào mỗi năm. Do đó, các bậc phụ huynh cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn giàu dinh dưỡng và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để tạo sức đề kháng và tăng cường miễn dịch cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Hóc xương cá để lâu có nguy hiểm không?
Phụ huynh hãy chú ý giữ ấm vùng cổ họng, ngực, mũi của trẻ
4. Những lưu ý khi điều trị viêm họng cấp
– Phụ huynh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Việc dùng thuốc bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và làm suy giảm chức năng gan thận ở trẻ.
– Khi trẻ hạ nhiệt độ và được đưa về nhà điều trị, các bậc cha mẹ cần phải theo dõi và chăm sóc hết sức cẩn thận.
– Nên tiến hành đo nhiệt độ cho bé thường xuyên.
– Nếu trẻ chán ăn, hãy chia nhỏ bữa để cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng giúp nhanh khỏi bệnh.
– Cho trẻ uống nước lọc với liều lượng vừa đủ để giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.
– Để trẻ trong môi trường mát mẻ, sạch thoáng, có độ ẩm vừa đủ. Tránh nằm điều hòa khi không có máy tạo ẩm.
– Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để tiến hành rửa mũi cho trẻ nhằm giúp tiêu viêm, sát khuẩn đường hô hấp.
– Vệ sinh mũi cho trẻ định kỳ bằng nước muối sinh lý 0. 9%.
– Cho trẻ ngủ đủ giấc, tạo không gian thoải mái và yên tĩnh để bệnh sớm lành.
– Làm sạch dịch mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút dịch chuyên dụng, tránh cho trẻ bị bệnh viêm họng cấp mủ.
– Sau khi hết bệnh, phụ huynh nên cho trẻ tái khám định kỳ 6 tháng/lần để giúp phát hiện và ngăn chặn mầm bệnh phát triển.
>>>>>Xem thêm: Amidan bị sưng là bệnh gì? Và cách khắc phục
Khi trẻ hạ nhiệt độ và được đưa về nhà điều trị, các bậc cha mẹ cần phải theo dõi và chăm sóc cẩn thận
Viêm họng cấp ở trẻ em là căn bệnh thường gặp tuy nhiên bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết và có hướng xử trí phù hợp khi trẻ mắc bệnh. Nếu áp dụng cá biện pháp tại nhà mà bệnh không thuyên giảm, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, giúp phòng ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.