4 điều cần biết về đo loãng xương bằng phương pháp DEXA

Loãng xương là tình trạng người bệnh bị giảm khối lượng xương, thay đổi cấu trúc xương gây tăng nguy cơ bị gãy xương. Việc chẩn đoán bệnh sớm nhằm giúp giảm nguy cơ và thương tật do gãy xương. Trong đó, đo loãng xương bằng phương pháp DEXA là kỹ thuật thường được áp dụng nhằm giúp chẩn đoán loãng xương cho những người có nguy cơ cao hoặc có biểu hiện bị loãng xương.

Bạn đang đọc: 4 điều cần biết về đo loãng xương bằng phương pháp DEXA

1. Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA là gì?

Đo loãng xương (đo mật độ xương) DEXA là phương pháp dùng để đo mật độ xương. Nó được xem là tiêu chuẩn vàng để giúp chẩn đoán loãng xương. Đây là phương pháp không gây xâm lấn, đơn giản và cho ra kết quả nhanh chóng.

Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng một nguồn tia X kép có năng lượng thấp, ít ảnh hưởng tới cơ thể đi qua một vùng xương cần được đo mật độ xương. Khi tia X đi qua mô mềm và mô xương, vì tia X bị hấp thụ khi đi qua xương nên mô xương nào có đậm độ càng cao thì lúc đó tia X đi xuyên qua mô nó càng thấp. Ngược lại nếu mật độ xương thấp thì tỷ lệ tia X sẽ xuyên qua càng cao.

Kỹ thuật đo mật độ xương này giúp cho bác sĩ nhận định được mô xương nào của người bệnh có độ khoáng thấp, đánh giá chính xác tình trạng loãng xương và giúp nắm được nguy cơ gãy xương của người bệnh.

4 điều cần biết về đo loãng xương bằng phương pháp DEXA

Đo mật độ xương DEXA được xem là tiêu chuẩn vàng để giúp chẩn đoán loãng xương

2. Chỉ định và chống chỉ định khi đo mật độ xương DEXA

2.1. Chỉ định đo loãng xương bằng phương pháp DEXA

Phương pháp đo mật độ xương DEXA được chỉ định cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương như:

– Tất cả phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh, dưới 65 tuổi và phụ nữ có độ tuổi trên 50 và có yếu tố nguy cơ (ví dụ: tiền sử gãy xương sau 30 tuổi, gia đình có người từng bị gãy xương, chế độ ăn uống ít canxi, hút thuốc lá nhiều, ít vận động thể lực, mắc bệnh lý mạn tính như đường tiêu hóa, suy thận, cường cận giáp…)

– Những người muốn được điều trị bệnh loãng xương.

– Phụ nữ mãn kinh hoặc cắt buồng trứng trước 40 tuổi, người được điều trị liệu pháp hormon thay thế kéo dài.

– Nam giới có độ tuổi trên 70.

– Những người trưởng thành gặp phải bệnh lý gây mất xương như: bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm cột sống dính khớp, hoặc dùng kéo dài corticoid (dùng >5mg, trong khoảng hơn 3 tháng).

– Người sau phẫu thuật thay khớp một thời gian để giúp bác sĩ đánh giá và tiên lượng bệnh.

– Một số trường hợp sẽ dùng để kết hợp với lâm sàng nhằm đưa ra chẩn đoán xác định trong những trường hợp như bệnh nhân bị đau xương, bị biến dạng cột sống, suy giảm chiều cao do gãy thân đốt sống…

2.2. Chống chỉ định đo loãng xương bằng phương pháp DEXA

– Phụ nữ đang có thai: Do phương pháp nàu sử dụng tia X nên việc áp dụng với thai phụ có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi, đặc biệt là những người mang thai trong những tháng đầu. Vì vậy, bệnh nhân cần báo với bác sĩ nếu đang mang thai.

– Bệnh nhân đã sử dụng các chất sau trong khoảng 1 tuần: Baryt, thuốc cản quang chứa iod, đồng vị phóng xạ.

– Bệnh nhân có kim loại tại vị trí đo mật độ xương.

3. Quy trình đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA

Quy trình đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA thường được diễn ra với các bước như sau:

– Người bệnh sẽ nằm ngửa trên bàn đệm phẳng với tư thế duỗi thẳng 2 chân, hoặc kỹ thuật viên có thể đặt dưới đầu gối của người bệnh một gối đệm nhằm giúp làm thẳng cột sống/ cố định hông. Ngoài ra, họ cũng có thể cố định cánh tay của bạn.

– Tiếp đó, một máy quét sẽ đi qua cột sống và phần hông dưới. Máy quét khác được gọi là trình tạo photon sẽ chạy ở phía dưới bệnh nhân. Hình ảnh từ hai máy quét sẽ được kết hợp và gửi tới máy tính để xử lý dữ liệu. Kỹ thuật viên sẽ theo dõi quy trình này ở trên màn hình của máy tính.

– Trong khi thực hiện việc đo mật độ xương, bệnh nhân nên nằm yên, đôi khi kỹ thuật viên có thể yêu cầu bệnh nhân nín thở.

Sau khi bệnh nhân đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA, chỉ số T-score (là loại chỉ số được dùng để chẩn đoán loãng xương thường dùng) sẽ xuất hiện. Dựa vào chỉ số T-score mà bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán như sau:

– Chỉ số T – score ≥ – 1: Bình thường

– Chỉ số – 2,5

– Chỉ số T – score ≤ – 2,5: Loãng xương

Ngoài ra, đối với những người dưới 20 tuổi sẽ không chẩn đoán loãng xương mà chỉ chẩn đoán mật độ xương có bị thấp hơn so với lứa tuổi của bệnh nhân hay không.

Tìm hiểu thêm: Đau dây chằng đầu gối do nhiều nguyên nhân gây ra

4 điều cần biết về đo loãng xương bằng phương pháp DEXA

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế khi tiến hành đo mật độ xương

4. Bạn cần chuẩn bị gì khi đo mật độ xương DEXA?

Đây là kỹ thuật không gây xâm lấn nên không có các yêu cầu quá phức tạp, ngoại trừ việc bệnh nhân cần ngừng uống bất kỳ chất bổ sung canxi nào trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện đo. Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý thêm 1 số vấn đề sau:

– Mặc quần áo thoải mái, dễ cử động. Tùy thuộc vào vùng cơ thể được quét mà bệnh nhân không nên mặc những kiểu quần áo có dây buộc, khóa kéo hoặc có móc kim loại. Bệnh nhân cũng cần tháo bỏ các món đồ trang sức hoặc các vật dụng khác (như điện thoại, chìa khóa, các vật dụng kim loại…). Kỹ thuật viên cũng có thể yêu cầu bệnh nhân mặc áo choàng bệnh viện để thay thế các trang phục không phù hợp trong quá trình đo.

– Bệnh nhân hãy báo cho bác sĩ biết trước nếu bạn đã từng thực hiện việc chụp CT có sử dụng chất cản quang hoặc barium. Nếu có, việc thực hiện đo mật độ xương DEXA sẽ có thể được tiến hành một vài ngày sau.

– Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ nếu đang nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai để hoãn việc đo mật độ xương DEXA, tránh gây ảnh hưởng thai nhi.

4 điều cần biết về đo loãng xương bằng phương pháp DEXA

>>>>>Xem thêm: Phải làm gì khi bị bong gân, trật khớp

Người bệnh cần khai báo đầy đủ tiền sử bệnh lý với bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này

Việc tầm soát nguy cơ loãng xương là rất cần thiết bởi đây là biện pháp giúp chẩn đoán sớm, điều trị và từ đó hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng do loãng xương gây ra. Đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA được đánh giá là phương pháp an toàn, ít độc hại cho người bệnh. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn thực hiện phương pháp này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *