4 điều cần biết về kỹ thuật chụp MRI gan

Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhanh, chính xác và hiện đại nhất hiện nay. Trong đó, phương pháp chụp MRI gan đóng vai trò rất quan trọng trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý về gan ngay từ giai đoạn sớm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: 4 điều cần biết về kỹ thuật chụp MRI gan

1. Vai trò quan trọng của chụp cộng hưởng từ MRI gan

Chụp cộng hưởng từ MRI là một phương pháp khảo sát không gây xâm lấn, an toàn và không độc hại, không bị chiếu xạ. Đặc biệt, chúng mang lại độ chính xác và tin cậy cao, giúp cung cấp hình ảnh rõ ràng và chi tiết của các tạng đặc trong cơ thể. Vì thế, việc chụp MRI gan có giá trị cao trong quá trình chẩn đoán, theo dõi các tổn thương ở trong gan, đường mật ngay cả với phương pháp cộng hưởng từ MRI gan không tiêm thuốc đối quang. Mặt khác, nếu có tiêm thuốc đối quang từ không đặc hiệu thì phương pháp này sẽ có giá trị tăng lên nhiều hơn.

Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán sâu hơn, tiếp cận sát hơn đối với các tổn thương giải phẫu bệnh của gan, đặc biệt là phân biệt u tuyến tế bào gan với u máu, phì đại thể nốt khu trú, hoặc u tế bào gan ác tính với di căn,… sẽ dùng thuốc đối quang từ đặc hiệu cho gan.

Phương pháp chụp MRI gan là yếu tố góp phần quyết định cho phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật. Thuốc cản quang dùng trong quá trình chụp cộng hưởng từ ít gây các phản ứng dị ứng như thuốc cản quang iot được dùng trong chụp cắt lớp CT hay chụp Xquang.

4 điều cần biết về kỹ thuật chụp MRI gan

Chụp cộng hưởng từ MRI cho gan có giá trị cao trong quá trình chẩn đoán, theo dõi các tổn thương ở trong gan

2. Khi nào nên và không nên chụp cộng hưởng từ gan?

2.1. Chỉ định chụp MRI gan khi nào?

– Giúp phát hiện các thương tổn ở gan.

– Mô tả đặc điểm của các tổn thương gan như: u gan nguyên phát, gan nhiễm mỡ, nang, u máu, tăng sản dạng nốt khu trú.

– Đánh giá được mức độ tổn thương di căn gan.

– Phát hiện bệnh lý liên quan đến mạch máu gan.

– Các bệnh gan lan tỏa như bệnh nhiễm mỡ, lắng đọng sắt.

– Muốn đánh giá mức độ xơ gan.

– Các bệnh nhiễm trùng.

– Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị và các bất thường của người bệnh.

– Đánh giá bệnh lý gan nhiễm sắt hoặc bệnh Thalassemia.

– Đánh giá gan của người cho trong ghép gan.

Tìm hiểu thêm: Phát hiện sớm ung thư vú qua phương pháp siêu âm hạch

4 điều cần biết về kỹ thuật chụp MRI gan

Chụp MRI giúp phát hiện các thương tổn ở gan.

2.2. Chống chỉ định chụp MRI gan khi nào?

Những trường hợp sau không nên thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI gan:

– Người bệnh có mang các thiết bị điện tử như: máy điều hòa nhịp tim, cấp ghép ốc tai, máy chống rung,…

– Người bệnh có các kẹp phẫu thuật bằng kim loại dưới 6 tháng.

– Người bệnh nặng cần có các thiết bị hồi sức ở bên cạnh người.

– Chống chỉ định tương đối với người có kẹp phẫu thuật kim loại trên 6 tháng.

3. Các bước thực hiện chụp cộng hưởng từ gan

– Bệnh nhân cần được tư vấn cách hít thở theo yêu cầu của kỹ thuật viên hướng dẫn nhằm tránh các xảo ảnh, qua đó giúp chẩn đoán chính xác hơn.

– Tổng thời gian khảo sát trung bình khoảng 25 phút, ngoài ra thời gian này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

– Các chuỗi xung thường dùng đó là SE, STIR T2W mặt cắt hướng ngang và đứng ngang, T1W trước khi thực hiện khảo sát có tiêm thuốc.

– Khảo sát động sau khi tiêm thuốc đối quang từ ở các thì: động mạch, tĩnh mạch cửa, cân bằng và thì muộn sau khoảng 20 phút.

– Chuỗi xung GRE đồng và đối pha dùng để phát hiện mỡ được khảo sát trước khi tiêm.

– Kỹ thuật khuếch tán (DWI) hiện nay đang được nghiên cứu và ứng dụng trong ung thư nhằm giúp đánh giá giai đoạn u và khả năng đáp ứng điều trị.

4. Một số lưu ý khi chụp MRI gan

Chụp MRI gan nói riêng và chụp cộng hưởng từ MRI nói chung đều có các điểm cần lưu ý để giúp cho quá trình chụp được diễn ra một cách nhanh chóng, an toàn cho người bệnh và vẫn đảm bảo chất lượng chuyên môn. Có một số điểm cần lưu ý đặc biệt khi chụp cộng hưởng từ cho gan là:

– Chống chỉ định đối với bệnh nhân có cấy ghép kim loại, đặt các loại máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, hoặc những người có mảnh đạn trong người.

– Chụp cộng hưởng từ cho gan là kỹ thuật có sử dụng thuốc đối quang từ vì vậy bệnh nhân cần nhịn ăn trước khoảng 6-8 tiếng (nên chụp vào buổi sáng) và cần khai báo đầy đủ cho bác sĩ các tiền sử dị ứng, bệnh lý nền để giúp giảm thiểu các nguy cơ sốc phản vệ.

– Trong quá trình chụp, bệnh nhân cần lắng nghe và làm theo hiệu lệnh của kỹ thuật viên để chụp được hình ảnh sắc nét, tránh bị nhiễu ảnh gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán do chụp MRI cần có các bước nín thở nên rất dễ bị mờ, rung nếu bệnh nhân phối hợp không tốt.

– Khi cảm thấy có bất thường trong quá trình chụp MRI, bệnh nhân cần báo ngay cho kỹ thuật viên để được xử lý, đặc biệt là sau khi được tiêm thuốc đối quang từ.

– Đối với các trường hợp trẻ nhỏ hoặc người già, người bị mắc hội chứng sợ buồng kín cần có người nhà hỗ trợ ở bên trong phòng chụp.

4 điều cần biết về kỹ thuật chụp MRI gan

>>>>>Xem thêm: Chụp MRI toàn thân là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Người bệnh không được đeo các thiết bị kim loại khi chụp MRI

Có thể nói, chụp MRI gan là một phương pháp khảo sát gan tiên tiến hàng đầu hiện nay, đồng thời là một kỹ thuật có giá trị cao trong phát hiện các bệnh lý về gan.  Tuy nhiên để đem lại kết quả chính xác nhất khi thực hiện chụp cộng hưởng từ cho gan, bạn nên lựa chọn các địa chỉ, y tế uy tín. Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang sở hữu hệ thống máy chụp MRI hiện đại và phòng chụp đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế, đồng thời có đội ngũ bác sĩ có giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, qua đó giúp cho bệnh nhân nhận được kết quả chính xác nhất để việc điều trị được diễn ra nhanh chóng, không để lại các biến chứng nguy hiểm về sau.

Hiện nay, tình trạng ung thư gan đang có xu hướng gia tăng trên thế giới nên việc thăm khám và nhận biết sớm các bệnh lý về gan đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, hãy chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị ngay nhằm tránh biến chứng nguy hiểm nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *