Phương pháp tán sỏi qua da là giải pháp hiệu quả thay thế mổ mở truyền thống trong điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Vậy cụ thể giải pháp này có những ưu điểm như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: 4 điều cần biết về phương pháp tán sỏi qua da
1. Phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là gì?
Đây là giải pháp tối ưu dành cho bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu với kích thước lớn, sỏi xù xì góc cạnh. Cụ thể trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo một vết trích nhỏ ở phần lưng tầm 0.5cm để tạo đường hầm. Sau đó đưa dụng cụ nội soi và dùng năng lượng laser để bắn vỡ sỏi rồi bơm hút ra ngoài. Trong suốt quá trình, bệnh nhân được gây mê hoàn toàn và không có cảm giác đau đớn gì.
Phương pháp tán sỏi qua da được coi là giải pháp hiệu quả thay thế mổ mở
2. Phương pháp tán sỏi qua da có gì nổi bật?
Được coi là một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi kích thước lớn, tán sỏi qua da có nhiều vượt trội so với mổ mở. Bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh bởi những viên sỏi lớn nhẹ nhàng, êm ái.
– Hầu như không để lại sẹo, ít đau: Với mổ mở, bác sĩ phải tạo một vết rạch dài ở thành bụng để tiếp cận và lấy sỏi ra ngoài. Tuy nhiên, tán sỏi qua da chỉ cần một vết trích nhỏ 5mm ở lưng để đưa dụng cụ nội soi vào. Người bệnh được gây mê nên không có cảm giác đau đớn. Sau tán, vết thương chóng lành, gần như không thấy sẹo.
– Không lo sót sỏi: Dụng cụ nội soi chuyên dụng sẽ quét toàn bộ đài bể thận và niệu quản, giúp bác sĩ quan sát cặn kẽ và xử lý sạch 100%.
– Ít tổn thương chức năng thận: Theo thống kê, tán sỏi qua da chỉ gây ảnh hưởng chưa đến 1% chức năng thận. Trái ngược với mổ mở, đường rạch dài có thể tổn hại đến nhu mô thận và ảnh hưởng đến 30% chức năng thận.
– Hầu như không có biến chứng sau mổ: Tán sỏi qua da hầu như không xảy ra biến chứng nhiễm trùng và chảy máu.
– Hồi phục nhanh, tiết kiệm thời gian: Người bệnh tán sỏi qua da chỉ mất 3 – 5 ngày nằm viện là có thể về nhà. Cơ thể cũng hồi phục rất nhanh và có thể quay trở lại công việc và sinh hoạt hằng ngày. Tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, triệu chứng sỏi niệu quản
Một bệnh nhân đang được điều trị sỏi thận bằng giải pháp tán sỏi qua da tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
3. Những trường hợp nào có thể tán sỏi qua da?
Tán sỏi qua da được chỉ định cho những bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu được hình thành lâu năm, cụ thể là:
– Sỏi thận có kích thước lớn (từ 1.5cm), bao gồm cả sỏi cứng, sỏi san hô
– Sỏi niệu quản 1/3 trên sát bể thận có kích thước >1.5cm
Đại đa số người bệnh có thể điều trị sỏi bằng phương pháp này, ngoại trừ những trường hợp như:
– Bệnh nhân có rối loạn đông máu, bất thường về mạch máu trong thận.
– Có nguy cơ chảy máu nặng.
– Bệnh nhân bị viêm nhiễm đường tiết niệu (cần điều trị khỏi rồi mới tán sỏi sau)
– Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp, tim mạch không thể gây mê
– Bệnh nhân tăng huyết áp, mắc đái tháo đường với tình trạng bất thường, không ổn định.
Các bác sĩ sẽ có thăm khám và chỉ định những xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành tán sỏi qua da. Do đó bệnh nhân không cần lo lắng cơ thể mình có đáp ứng được cuộc tán sỏi hay không.
>>>>>Xem thêm: Thư gửi tương lai: Cảm ơn bài học từ những viên sỏi thận!
Đại đa số trường hợp sỏi lớn đều có thể sử dụng phương pháp tán sỏi qua da
4. Sau tán sỏi qua da, làm thế nào để nhanh phục hồi?
4.1. Chế độ sinh hoạt sau áp dụng phương pháp tán sỏi qua da
– Bệnh nhân sau tán sỏi không bị đau do vết mổ nên trong thời gian nằm viện có thể ngồi dậy. Nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ trong phòng.
– Trong ngày đầu tiên, người bệnh nên nằm viện nghỉ ngơi, sử dụng thức ăn nhẹ và lòng.
– Ngày thứ hai bệnh nhân sẽ được chụp lại đài bể thận để xác định không bị sót sỏi trong thận, đồng thời rút ống dẫn lưu thận ra ngoài.
– Tình trạng có rỉ ra một ít nước tiểu sau khi rút ống là hết sức bình thường. Người bệnh sẽ được các điều dưỡng xử lý, chăm sóc.Tình trạng này sẽ chấm dứt sau 3 – 6 giờ.
4.2. Chế độ ăn uống sau điều trị bằng phương pháp tán sỏi qua da
– Nhìn chung sau tán bệnh nhân ít đau nên có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên nên dùng đồ dễ nuốt.
– Thời gian lưu viện từ 3 – 5 ngày tùy sức khỏe mỗi người. Sau khi xuất viện, bệnh nhân nên nghỉ ngơi từ 1 đến 2 ngày. Chú ý không nên vận động mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống đủ nước mỗi ngày.
– Về lâu dài, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để phòng ngừa sỏi tiết niệu tái phát. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều oxalat, bổ sung canxi vừa đủ, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Tùy loại sỏi, hãy hỏi bác sĩ về thực đơn ăn uống hằng ngày để có lưu ý cụ thể hơn.
– Bệnh nhân nên vận động nhiều hơn sau khi đã hồi phục hoàn toàn. Tránh béo phì vì người béo phì thường có tỉ lệ mắc sỏi cao. Đừng quên tái khám để kịp thời phát hiện và xử lý nếu có dấu hiệu tái phát sỏi.
Kể từ khi phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ được áp dụng, người bệnh mắc sỏi lớn đã không còn phải mổ mở đau đớn mới hết. Do đó, đừng ngần ngại thăm khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp.Từ đó tránh những biến chứng nguy hiểm và chấm dứt những triệu chứng đau đớn dai dẳng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.