4 Điều cần biết về thuốc bôi muỗi đốt cho trẻ em

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc giúp điều trị muỗi đốt ở các dạng khác nhau. Trong đó, chế phẩm thuốc bôi thường được nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ em khi bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại thuốc bôi muỗi đốt này.

Bạn đang đọc: 4 Điều cần biết về thuốc bôi muỗi đốt cho trẻ em

1. Khái quát về thuốc bôi muỗi đốt

Bị muỗi đốt khiến cho nhiều lo lắng vì nguy cơ mắc sốt xuất huyết hoặc các bệnh lý khác lây truyền do muỗi đốt. Do đó, một số loại thuốc bôi ở các dạng bào chế như gel, kem hoặc dung dịch đã được sử dụng nhằm mục đích điều trị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn.

Các loại thuốc chống muỗi thường chứa thành phần chính là DEET (được biết đến là loại thuốc tốt chống côn trùng). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bôi khi bị muỗi đốt không đúng hoặc quá lạm dụng có thể gây nguy hại tới sức khỏe nếu bạn không lưu ý.

4 Điều cần biết về thuốc bôi muỗi đốt cho trẻ em

Các loại thuốc chống muỗi thường chứa thành phần chính là DEET

2. Một số loại thuốc điều trị muỗi đốt cho trẻ em phổ biến

2.1. Thuốc bôi muỗi đốt cho bé dạng gel – Hiruscar Kids Medinova

Hiruscar Kids Medinova là dòng sản phẩm có tác dụng giúp hỗ trợ làm lành các vết thâm ngứa và sẹo do côn trùng đốt. Đồng thời, sản phẩm còn đem lại khả năng dưỡng ẩm, giúp cho làn da của trẻ trở nên mềm mại, mịn màng hơn.

Hiruscar Kids Medinova chứa một số thành phần nổi bật như MSP, Aloe vera, Allium Cepa, chiết xuất yến mạch, Allantoin. Sản phẩm mang tới hiệu quả tốt đối với vết muỗi đốt, vết thâm, vết trầy xước, ngứa ngáy vì bị côn trùng cắn và phù hợp cho bé trên 2 tuổi. Sản phẩm có mùi hương dễ chịu, không nhờn dính và không để lại vết sau khi bôi lên da.

2.2. Thuốc bôi muỗi đốt cho bé dạng kem – Remos Baby Cream

Thuốc này có tác dụng xua đuổi muỗi và các loại côn trùng, ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm do muỗi và côn trùng khác gây ra. Hai hoạt chất chính có trong sản phẩm này đó là tinh dầu khuynh diệp và Picaridin. Sự kết hợp giữa hai thành phần này mang tới khả năng hỗ trợ xua đuổi muỗi bằng cách khử mùi, tạo mùi hương nhẹ nhàng.

Remos Baby Cream được rất nhiều phụ huynh tin dùng bởi bảng thành phần an toàn và dịu nhẹ. Sản phẩm thích hợp cho trẻ trên 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai và những người có làn da nhạy cảm. Đây chính là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam sử dụng hoạt chất Picaridin và được EPA, WHO chứng nhận an toàn.

2.3. Kem bôi da S – quito free

Được chiết xuất từ tự nhiên, kem bôi S – quito free được hàng ngàn người sử dụng nhờ thành phần thảo dược quý, không màu, không mùi và không chứa chất bảo quản. Sản phẩm có tác dụng giúp làm xẹp và làm dịu nhanh chóng vết sưng tấy, ngứa ngáy do muỗi và vết côn trùng cắn gây nên. Bên cạnh đó, S – quito fre còn làm tan vết sưng, ngăn ngừa tình trạng bị nhiễm trùng và hạn chế để lại sẹo ở trên da.

S – quito free thích hợp để dùng cho những trẻ trên 6 tháng tuổi.

Tìm hiểu thêm: Meloxicam 15 mg và công dụng điều trị bệnh viêm khớp

4 Điều cần biết về thuốc bôi muỗi đốt cho trẻ em

Hiện nay, có nhiều loại thuốc bôi trị muỗi đốt cho bé để phụ huynh lựa chọn

3. Tác dụng phụ của thuốc bôi trị muỗi đốt cho bé

3.1. Tác dụng lên da

Thuốc bôi trị muỗi đốt cho bé chỉ có tác dụng tạm thời nên phụ huynh thường bôi thuốc lại cho trẻ khi thuốc hết tác dụng. Tuy nhiên, việc bôi thuốc nhiều và kéo dài có thể tác động gây hại cho da nhạy cảm của trẻ, vốn dĩ dễ kích ứng với các tác nhân.

Trẻ sử dụng thuốc bôi trị muỗi đốt có thể gặp tác dụng phụ trên da như ngứa, đỏ, rát, sưng nề, đau, mụn nước li ti, mụn mủ, bong vảy, đôi khi bị tăng sắc tố. Các vết thâm thường tồn tại dai dẳng và sẽ ngày càng dày đặc nếu trẻ bị muỗi đốt liên tục, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của trẻ. Nếu trẻ gãi hay chà xát nhiều có thể khiến cho vết thâm dày lên, viêm da, nhiễm trùng,…

Đặc biệt, ở trẻ em có cơ địa dị ứng, chàm,… tình trạng này còn nghiêm trọng hơn.

3.2. Nguy cơ bị phơi nhiễm hóa chất

Thuốc bôi côn trùng cắn cho bé khi tiếp xúc các vùng da hở như vết trầy xước, vết thương,… có thể khiến cho trẻ bị phơi nhiễm hóa chất với biểu hiện nguy hiểm toàn thân như đau đầu, hôn mê. Nhiễm độc DEET ở trẻ đã được báo cáo ở những trẻ dưới 8 tuổi dùng thuốc bôi trị muỗi đốt với các biểu hiện: Run, đau đầu, mất kiểm soát, co giật, động kinh,…

Nguy cơ bị phơi nhiễm hóa chất còn có thể xảy ra do trẻ quơ quẹt thuốc vào mắt, mũi, miệng, gây các tổn thương cơ quan tương ứng hoặc nếu trẻ vô ý nuốt phải thuốc bôi này cũng có thể bị ngộ độc.

3.3. Tác động vào hệ hô hấp

Mặc dù không tác động mạnh mẽ lên hệ hô hấp như bình xịt, nhưng thuốc bôi trị muỗi đốt và thuốc bôi côn trùng cắn cho bé cũng có thể gây ảnh hưởng tới đường thở của trẻ do thuốc bay hơi vào trong không khí và xâm nhập vào đường hô hấp.

4. Sử dụng thuốc bôi trị muỗi đốt an toàn

– Không nên dùng thuốc bôi trị côn trùng đốt cho bé dưới 6 tháng tuổi. Bởi một số hóa chất trong thuốc chống muỗi như DEET có thể gây hại cho trẻ khi bôi trên da.

– Chỉ nên dùng thuốc bôi trị muỗi đốt cho bé trên 6 tháng tuổi trong những tình huống thực sự cần thiết như đi du lịch, sống/ đi tới các vùng dịch tễ sốt rét, sốt xuất huyết,…

– Hãy bôi thuốc tại một vùng da nhỏ trước tiên, sau đó nếu không xuất hiện phản ứng hoặc tác dụng phụ mới tiến hành áp dụng cho những vùng khác của cơ thể.

– Nên xịt thuốc ra tay rồi mới bôi lên vùng cơ thể có nguy cơ bị muỗi đốt. Tránh để cho thuốc tiếp xúc với vết thương hở, niêm mạc mắt, mũi hoặc miệng. Không nên bôi thuốc lên tay của trẻ, vì trẻ có thể đưa tay vào trong miệng.

– Sau khi thuốc bôi trị muỗi đốt hết tác dụng hoặc không cần thiết bôi thuốc chống muỗi cho trẻ nữa thì phụ huynh phải tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để loại bỏ những hóa chất gây hại.

– Phụ huynh không nên dùng một số loại thuốc chống muỗi dạng kem hoặc dầu có mùi hương và nồng độ cao cho bé vì rất dễ gây kích ứng với làn da nhạy cảm của trẻ.

4 Điều cần biết về thuốc bôi muỗi đốt cho trẻ em

>>>>>Xem thêm: Công dụng của auclanityl trong y học

Phụ huynh cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi cho bé

Trên đây là một số thông tin về thuốc bôi muỗi đốt để bạn tham khảo. Phụ huynh hãy lựa chọn loại thuốc phù hợp và theo dõi cẩn thận phản ứng trên cơ thể nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *