Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh cảm cúm mỗi khi thời tiết giao mùa, nhất là các bé dưới 2 tuổi. Khi phát hiện trẻ có triệu chứng nghi mắc cảm cúm, nhiều phụ huynh đã tự ý mua thuốc để chữa bệnh cho con, thế nhưng đây lại là một sai lầm vô cùng tai hại. Nguyên nhân vì sao sẽ được giải đáp chi tiết trong 4 điều cần lưu ý khi dùng thuốc cảm cúm trẻ em 7 tháng tuổi dưới đây.
Bạn đang đọc: 4 Điều cần lưu ý khi dùng thuốc cảm cúm trẻ em 7 tháng tuổi
1. Đừng nhầm lẫn bệnh cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ
Trẻ có triệu chứng bất thường về sức khỏe cần đi khám để được xác định bệnh và điều trị kịp thời
Cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ em đều là những bệnh lý về đường hô hấp. Các triệu chứng ban đầu của hai bệnh này thực tế khá giống nhau, rất khó phân biệt. Trường hợp tự chẩn đoán sai bệnh của con sẽ dẫn đến hệ quả phụ huynh mua sai thuốc điều trị bệnh cho bé.
Trẻ khi bị cảm cúm nếu uống nhầm thuốc điều trị cảm lạnh thì bệnh sẽ không khỏi, kéo dài thời gian điều trị. Hơn thế, trẻ còn có nguy cơ bệnh biến chứng nặng do uống nhầm thuốc. Vậy nên, cách tốt nhất khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường, nghi mắc cảm cúm là phụ huynh nên cho trẻ đi khám bác sĩ. Mục đích để bé được bác sĩ xác định bệnh, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất với thể trạng và tình trạng bệnh hiện tại.
Một lý do nữa khiến phụ huynh cần phải cho trẻ 7 tháng tuổi nghi mắc cảm cúm đi khám bác sĩ là vì các chuyên gia đã khuyến cáo rằng: mọi thuốc dùng cho trẻ dưới 6 tuổi đều cần được chỉ định từ bác sĩ thì mới có thể đảm bảo an toàn. Trẻ em dưới 6 tuổi có sức đề kháng yếu, bệnh có thể diễn tiến khôn lường nên phụ huynh cần hết sức cẩn trọng với mọi thuốc cho trẻ uống vào cơ thể.
2. Thuốc cảm cúm trẻ em 7 tháng tuổi và những lưu ý cần biết khi sử dụng
Tìm hiểu thêm: Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng ở trẻ rất nguy hiểm phải xử trí ngay
Các thuốc thường dùng cho bé 7 tháng cảm cúm và những điều cần lưu ý
2.1. Thuốc kháng virus
Không phải tất cả các bé mắc bệnh cúm đều cần dùng thuốc kháng virus. Quyết định có cho bé cảm cúm dùng thuốc kháng virus để điều trị hay không phải được dựa trên những yếu tố cụ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc này cho những bé có triệu chứng nặng hay các bé đã xuất hiện nguy cơ phát triển biến chứng của bệnh cúm.
Hiện nay, nếu trẻ 7 tháng tuổi mắc cảm cúm có thể sử dụng hai thuốc kháng virus khá phổ biến là Oseltamivir hoặc Zanamivir. Theo Bộ Y tế, trẻ ở độ tuổi này cần tuân thủ quy định liều lượng dùng thuốc kháng virus như sau:
– Với thuốc kháng virus Oseltamivir, bé sẽ dùng với liều lượng là 3 mg/kg x 2 lần/ngày.
– Với thuốc kháng virus Zanamivir, bé có thể dùng với liều lượng là 14 mg/kg x 2 lần/ngày. Tuy nhiên, Zanamivir dạng hít thường chỉ được sử dụng cho trẻ cảm cúm trong trường hợp không có Oseltamivir hoặc trẻ bị kháng thuốc Oseltamivir.
2.2. Thuốc trị cúm biến chứng
Trong thời gian chăm sóc và điều trị bệnh tại nhà, nếu bé 7 tháng tuổi cảm cúm xuất hiện biến chứng trở nặng, bố mẹ cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bé được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời, ngừa tối đa nguy hiểm có thể xảy ra với sức khỏe của trẻ. Tùy biến chứng và tình trạng bệnh cảm cúm bé đang gặp phải, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp:
– Nếu xuất hiện biến chứng suy hô hấp, bé sẽ được chỉ định cho thở oxy, thở CPAP hoặc thông khí nhân tạo.
– Nếu xảy ra bội nhiễm với vi khuẩn, bé cảm cúm cần được dùng thuốc kháng sinh thích hợp.
– Nếu xảy ra biến chứng suy đa tạng, bé cần có phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh.
Lưu ý, nhiều bố mẹ nghĩ rằng trẻ em khi mắc cảm cúm cần được uống thuốc kháng sinh để sớm khỏi bệnh. Tuy nhiên, suy nghĩ này là không đúng, vì thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt virus. Các bé mắc cảm cúm chỉ cần dùng thuốc kháng sinh nếu trường hợp xảy ra bội nhiễm với vi khuẩn.
2.3. Thuốc điều trị hỗ trợ
Trong thời gian trẻ 7 tháng tuổi bị cúm, nếu xuất hiện những triệu chứng như sốt, mất nước… trẻ cần được dùng thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp:
– Nếu bé mắc cảm cúm bị sốt, bố mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Trẻ ở độ tuổi này có thể được hạ sốt với Paracetamol. Lưu ý rằng, các bé 7 tháng tuổi tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin bởi có thể gây ra biến chứng nguy hiểm sức khỏe.
– Bé bị thiếu hụt nước và các chất điện giải nên được bù đắp bằng bú sữa mẹ hơn, uống nước tăng lên. Ngoài ra, phụ huynh có thể cho bé dùng thêm Oresol nhằm tăng thêm hiệu quả bù nước và điện giải.
3. Hãy cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng, thời gian được bác sĩ chỉ định
Theo chuyên gia, hầu hết các vấn đề liên quan đến thuốc cảm lạnh xuất phát từ việc sử dụng quá liều (bao gồm cả việc sử dụng quá thường xuyên hoặc kết hợp nhiều loại thuốc cùng hoạt chất). Vì vậy, bố mẹ khi cho bé uống thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và đảm bảo an toàn.
4. Hãy cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng
>>>>>Xem thêm: Bệnh thủy đậu kiêng gì và nên làm gì?
Trẻ bị ốm xuất hiện triệu chứng bất thường phụ huynh nên cho bé đến viện khám sớm
Trong quá trình chăm sóc trẻ 7 tháng bị cảm cúm tại nhà, nếu bố mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường, thì hãy sớm đi bé đến viện khám. Mục đích là để trẻ được bác sĩ hỗ trợ kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng cảm cúm.
Những biểu hiện cho thấy trẻ cảm cúm cần được đi khám bác sĩ vì tiềm ẩn nguy cơ bệnh trở nặng bao gồm:
– Trẻ cảm cúm sốt cao từ 39°C trở lên.
– Môi của bé có dấu hiệu bị tím tái.
– Trẻ xuất hiện triệu chứng thở khó, nặng nhọc với các triệu chứng như: phập phồng cánh mũi, khò khè, co kéo lồng ngực…
– Trẻ không có sự hứng thú trong việc ăn uống và có dấu hiệu mất nước như da khô hay tiểu ít.
– Trẻ có triệu chứng đau tai dai dẳng, ho kéo dài hơn 3 tuần.
Nếu nhận thấy trẻ cảm cúm xuất hiện bất kì triệu chứng nào kể trên, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín ở gần để được bác sĩ khám và hỗ trợ kịp thời nhé. Mọi thắc mắc về thuốc cảm cúm trẻ em 7 tháng tuổi hoặc muốn giải đáp bất cứ bệnh lý gì của trẻ, quý phụ huynh hãy liên hệ với Thu Cúc TCI ngay nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.