4 nhóm chất quan trọng cho trẻ 1 – 3 tuổi

Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, để phát triển toàn diện thì trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất chính: protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất.

Bạn đang đọc: 4 nhóm chất quan trọng cho trẻ 1 – 3 tuổi

Chất đạm (protein)

Protein là thành phần cấu tạo chính của cơ bắp, máu, kháng thể, tuyến bài tiết,… và là thành phần không thể thiếu trong mọi chức năng sống trong cơ thể. Đồng thời protein là thành phần của các enzym tiêu hóa, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng như để trẻ tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn. Thiếu protein sẽ khiến hoạt động tuyến nội tiết rối loạn, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí suy dinh dưỡng.

Trẻ 1-3 tuổi nhu cầu khoảng 35-44g chất đạm mỗi ngày, trong đó 50-60% là đạm động vật. Mẹ nên ưu tiên các loại đạm giá trị cao như thịt, sữa, trứng, cá, tôm… Bởi giai đoạn này, trẻ cần dinh dưỡng và năng lượng để phát triển cả về thể lực lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, cần cân đối tỷ lệ chất đạm với các dưỡng chất khác để protein không trở thành gánh nặng cho gan, thận.

4 nhóm chất quan trọng cho trẻ 1 – 3 tuổi

Hàm lượng protein trong mỗi 100g thực phẩm.

Chất béo (lipit)

Chất béo ngoài nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể, còn là chất không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng như hấp thu các vitamin A, D, E, K giúp trẻ phát triển tốt hơn, đồng thời là thành phần chính trong cấu trúc của não bộ. Khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ 1-3 tuổi cần cung cấp 1.180kcal năng lượng mỗi ngày. Trong đó, chất béo chiếm khoảng 35-40%, tương đương 45-50g mỗi ngày.

Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo càng tăng. Mẹ có thể cho bé dùng các loại dầu, bơ, lạc, vừng, sữa… Tuy nhiên, cần lưu ý hàm lượng các acid béo no không vượt quá 10% năng lượng khẩu phần. Nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, lượng cholesterol không quá 250-300mg mỗi ngày.

Chất khoáng và vitamin

Các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt… có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Chúng có vai trò không thể thiếu cho sự phát triển của hệ xương răng, mô tế bào cũng như điều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa của cơ thể. Với trẻ từ 1- 3 tuổi, mỗi ngày trẻ cần bổ sung 500mg canxi và 460mg photpho để tạo xương, răng.

Một trong những chất khoáng quan trọng cho sức khỏe trẻ nhỏ chính là kẽm. Kẽm không chỉ chuyển hóa năng lượng, tham gia vào chức năng chuyển hóa trong cơ thể, mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn. Bổ sung đủ kẽm còn giúp phòng chứng biếng ăn, rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ ở trẻ.

Đồng thời trong giai đoạn này trẻ cũng cần được bổ sung nhiều loại vitamin để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng của trẻ. Các loại vitamin A, B, C, D hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp trẻ chống đỡ với bệnh tật. Trong đó, Vitamin B còn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, chuyển hóa các dưỡng chất cho trẻ.

Hàng ngày, nhu cầu của trẻ về lượng vitamin A sẽ khoảng 400mgc/ngày, hay VitaminD sẽ là khoảng 5mgc/ngày và Vitamin K là 13mgc/ngày. Việc mẹ hiểu hết các nhu cầu của trẻ về lượng vitamin cần thiết sẽ là bước đệm để trẻ có một sức khỏe toàn diện nhất!

Tìm hiểu thêm: Viêm võng mạc sắc tố: Nhận biết và điều trị

4 nhóm chất quan trọng cho trẻ 1 – 3 tuổi

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm lệ đạo và những điều cần biết khi mắc phải

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày.

Glucid (carbohydrat)

Nhu cầu glucid của trẻ 1-3 tuổi chiếm đến 60 -70% tổng năng lượng mỗi ngày. Glucid nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, kích thích nhu động ruột, giúp co bóp dạ dày, tăng cường tiêu hóa và bài tiết dịch tiêu hóa. Ngoài ra, glucid còn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, có mặt trong các tế bào và mô như một yếu tố tạo hình. Glucid không có nhiều trong thịt cá, song có thể chiếm tới 80,3mg trong 100g sắn khô; 76,2mg trong 100g gạo tẻ.

Chế độ ăn của trẻ cần phong phú, cân bằng và đầy đủ 4 nhóm chất trên để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1-3 tuổi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, vì vậy để có thể hấp thu được các dưỡng chất thì mẹ nên bổ sung thêm các loại trái cây, rau củ quả tươi, sản phẩm hỗ trợ ăn ngon, tăng cường hấp thu để cải thiện tình trạng cũng như cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, tránh ép trẻ ăn quá nhiều hoặc dọa nạt khi trẻ không chịu dùng bữa.

Theo Vnexpress

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *