Quá trình hình thành và phát triển răng vĩnh viễn sẽ quyết định độ khỏe đẹp của hàm răng trẻ sau này. Do đó, ta cần chú ý tới trẻ hơn trong giai đoạn thay răng. Đặc biệt, một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất là rất cần thiết. Vậy đâu là những loại thực phẩm tốt ở giai đoạn trẻ thay răng?
Bạn đang đọc: 4 nhóm thực phẩm tốt ở giai đoạn trẻ thay răng
1. Lợi ích của một hàm răng khỏe mạnh
1.1 Đảm bảo tính thẩm mỹ và sự tự tin
Sở hữu một hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng sẽ giúp bé có một vẻ ngoài sáng sủa, xinh đẹp hơn. Bé có thể tự tin và vui cười mỗi ngày với hàm răng xinh. Ngược lại, với một hàm răng không mạnh khỏe, sạch đẹp sẽ khiến bé dễ bị bạn bè chê cười. Điều này sẽ khiến tâm lý mong manh của trẻ nhỏ bị tổn thương. Lâu dần, bé sẽ ngày càng tự ti, không dám cười đùa thoải mái.
1.2 Hỗ trợ não bộ khỏe mạnh
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của răng ảnh hưởng rất lớn tới sự hoạt động của não bộ. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển sẽ càng dễ bị tác động hơn. Việc răng rụng, răng đau, răng sâu, … ở trẻ không chỉ đơn thuần là vấn đề về răng miệng. Bên cạnh đó, nó sẽ làm các tế bào thần kinh cảm giác ở mặt bị chết. Từ đó, việc truyền tín hiệu từ răng tới não sẽ bị cảm trở. Khả năng nhận thức, trí nhớ của trẻ cũng bị suy giảm đi.
1.3 Tim mạch được bảo vệ
Việc răng miệng không được chăm sóc đúng cách cũng như nhiều thói quen xấu cho răng như ăn nhiều đồ ngọt, mút tay, … sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập. Chúng bám vào và tấn công răng miệng của trẻ. Chưa dừng ở đó, những vi khuẩn này còn có thể di chuyển theo mạch máu và gây tắc nghẽn. Thậm chí tình trạng nhiễm trùng mạch máu có thể xảy ra. Từ đó, nguy cơ trẻ mắc các bệnh về tim mạch sẽ cao hơn.
1.4 Hệ hô hấp và miễn dịch được bảo vệ
Đối với các bé mắc bệnh về răng miệng, vi khuẩn sẽ bám vào răng dày đặc. Chúng có thể tấn công hệ miễn dịch và làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Trẻ sẽ dễ bị mắc bệnh hơn so với những bé có răng miệng khỏe mạnh. Ngoài ra, vi khuẩn còn có khả năng theo đường máu xâm nhập vào đường hô hấp. Chúng sẽ vào buồng phổi và khiến tình trạng hô hấp bị ảnh hưởng, gây các bệnh lý.
2. Thời kỳ thay răng của trẻ
Cha mẹ cần lưu ý tới giai đoạn thay răng của trẻ để chuẩn bị cho một hàm răng vĩnh viễn khỏe mạnh
Theo thông thường, giai đoạn trẻ thay răng sẽ diễn ra từ 6-12 tuổi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ thay răng sớm từ khi mới 4 tuổi. Hay ngược lại, có những trẻ quá trình thay răng tới 8 tuổi mới bắt đầu. Trường hợp này, tới 13 tuổi những chiếc răng sữa cuối cùng mới rụng xuống.
Giai đoạn thay răng của trẻ là thời điểm cần đặc biệt lưu ý. Đây chính là quá trình hình thành hàm răng vĩnh viễn cho trẻ. Ta có thể đoán trước thứ tự rụng của những chiếc răng sữa cũng như biết thứ tự mọc răng vĩnh viễn thông qua quan sát và dự đoán.
Bên cạnh đó, ta cũng nên chú ý tới một số hiện tượng bất thường. Ví dụ như răng vĩnh viễn mọc lên nhưng răng sữa vẫn chưa rụng. Hay khoảng cách giữa hai răng cửa quá lớn. Hay răng vĩnh viễn mọc tại vị trí bất thường … Khi đó, ta nên nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra.
3. Thực phẩm tốt ở giai đoạn trẻ thay răng
3.1 Vì sao cần chú ý tới ăn uống trong giai đoạn trẻ thay răng?
Tìm hiểu thêm: Ung thư đại tràng sống được bao lâu?
Việc bổ sung dưỡng chất cho trẻ trong giai đoạn thay răng là rất cần thiết
Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng trong thời kỳ thay răng, trẻ có thể ăn uống như bình thường, chỉ cần băm nhỏ, nấu mềm thức ăn là được. Tuy nhiên, quan điểm này là chưa thực sự chính xác. Trên thực tế, bé cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để chuẩn bị cho một hàm răng khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu liên tục ăn đồ được băm, mềm nhừ sẽ gây ảnh hưởng sự phát triển hàm dưới của bé.
3.2 Thực phẩm nên ăn giai đoạn trẻ thay răng
3.2.1 Bổ sung thực phẩm giàu Canxi
>>>>>Xem thêm: Cách khắc phục kinh nguyệt không đều ở nữ giới
Bổ sung đầy đủ Canxi sẽ giúp cho răng thêm khỏe mạnh, tránh được nhiều vấn đề
Canxi chiếm từ 1.5 – 2% trọng lượng của cơ thể. Trong đó, 99% lượng Canxi nằm trong xương, móng và răng. Vì vậy, Canxi chính là thành phần rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ từ lúc chào đời. Nếu cơ thể trẻ bị thiếu hụt Canxi sẽ dẫn tới kém hấp thu các khoáng chất. Từ đó, tình trạng như răng yếu. răng gãy, chậm mọc răng, … sẽ xảy ra.
Do lượng Canxi ở trẻ không nhiều như người lớn nên cần được bổ sung mỗi ngày. Đặc biệt, để hàm răng trẻ luôn được chắc khỏe, ta cần đảm bảo Canxi được bổ sung cho cơ thể đầy đủ. Những loại thực phẩm bé nên ăn thời kỳ thay răng để bổ sung Canxi như: cá, sữa, cua biển, …
3.2.2 Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B1
Để răng được chắc, chống sứt mẻ và sâu răng, Vitamin B1 là yếu tố không thể thiếu. Loại vitamin này chứa nhiều trong các loại thịt lợn, thịt gà, đỗ xanh, … Tuy nhiên, ta cũng cần lưu ý về cách chế biến các loại thực phẩm này. Sau khi chế biến xong phải cho bé ăn ngay nếu không sẽ mấy đi Vitamin B1 khi hâm lại thức ăn.
3.2.3 Bổ sung thực phẩm có chứa Fluor
Fluor là chất có công dụng ngấm vào men răng giúp răng chắc khỏe hơn. Nhờ vậy, sự phá hủy của axit trong thức ăn đối với răng sẽ được ngăn cản. Ta có thể bổ sung một số loại thức ăn giàu Fluor cho trẻ vào bữa ăn như cá, sữa tươi, trứng, …
Bên cạnh đó, bé cũng có thể uống nước trà đặc hoặc súc miệng bằng nước trà để bổ sung hàm lượng Fluor. Lưu ý mức Fluor được cho phép là 5mg/lít, nếu sử dụng nhiều sẽ khiến răng bé ố vàng.
3.2.4 Bổ sung các loại rau quả
Các loại hoa quả, rau, khoai lang, … giúp cung cấp nhiều chất cần thiết cho răng. Cùng với đó, bổ sung chất xơ cũng giúp chà răng, thoa nắn cho nướu thêm khỏe mạnh.
Trung bình, nhu cầu chất xơ cần thiết là 18 – 20g mỗi ngày. Đặc biệt, trẻ nên ăn ngày 2 lần các loại quả và từ 3 lần trở lên các loại rau.
Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ trong thời kỳ thay răng. Các bậc phụ huynh hãy lưu lại để có thể chăm sóc tốt, nuôi dưỡng cho con một hàm răng khỏe đẹp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.