Tình trạng tăng lipid máu khiến cho nguy cơ bệnh tim mạch phát triển. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh mỡ máu là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thuốc mỡ máu để có cái nhìn tổng quan hơn.
Bạn đang đọc: 4 Nhóm thuốc mỡ máu phổ biến hiện nay để bạn tham khảo
1. Tăng lipid máu là tình trạng gì?
Tăng lipid máu là một trong các yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh tim mạch (CVD). Theo thống kê, bệnh tim mạch chiếm 1/3 tổng số ca tử vong trên toàn thế giới. Tăng lipid máu là sự gia tăng một hoặc nhiều lipid có trong huyết tương.
Tăng cholesterol máu và tăng triglycerid máu là nguyên nhân chính gây nên xơ vữa động mạch, liên quan chặt chẽ tới bệnh tim thiếu máu cục bộ. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa bệnh tim thiếu máu cục bộ và tỷ lệ tử vong cao. Hơn nữa, nồng độ cholesterol có trong huyết tương tăng cao gây ra hơn 4 triệu ca tử vong trong 1 năm.
Xơ vữa động mạch là quá trình xơ cứng động mạch do sự lắng đọng cholesterol trong thành động mạch gây tình trạng hẹp động mạch. Xơ vữa động mạch và rối loạn liên quan tới xơ vữa động mạch như bệnh mạch vành, mạch máu não và mạch máu ngoại biên được đẩy nhanh do sự hiện diện của việc tăng lipid máu.
Tăng lipid máu cũng liên quan tới sự gia tăng căng thẳng oxy hóa gây ra sản sinh đáng kể các gốc tự do oxy, có thể dẫn tới sự biến đổi oxy hóa trong lipoprotein mật độ thấp, có vai trò quan trọng trong việc khởi đầu và tiến triển của xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch liên quan.
Tăng lipid máu là một trong các yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh tim
2. Các nhóm thuốc mỡ máu phổ biến hiện nay
Có nhiều loại thuốc mỡ máu được sử dụng hiện nay để kiểm soát và điều trị bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định với bệnh nhân:
2.1. Nhóm thuốc mỡ máu Statins
Statin là một trong những nhóm thuốc phổ biến và hiệu quả được dùng để điều trị căn bệnh mỡ máu. Chúng hoạt động bằng cách ức chế enzym quan trọng trong quá trình sản xuất cholesterol ở gan và tăng khả năng gan loại bỏ LDL – Cholesterol khỏi máu. Nhờ đó làm suy giảm nồng độ cholesterol máu. Một số loại thuốc Statin là Atorvastatin, Rosuvastatin, Lovastatin, Simvastatin, Pravastatin, Fluvastatin,…
Nhóm thuốc này thường được kê đơn dựa theo tình trạng sức khỏe và mức độ cholesterol máu cụ thể của người bệnh. Bệnh nhân khi dùng cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời theo dõi mức độ cholesterol máu thường xuyên nhằm đảm bảo điều trị đạt hiệu quả.
2.2. Nhóm thuốc mỡ máu Fibrates
Fibrates thường được dùng với bệnh nhân mỡ máu. Thuốc giúp giảm nồng độ Triglyceride và tăng cường HDL – Cholesterol trong máu. Gemfibrozil và Fenofibrate là 2 ví dụ phổ biến thuộc nhóm Fibrates.
Thuốc này thường được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc trị mỡ máu khác tùy vào mức độ bệnh lý nhằm tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc. Do đó, nên cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn và liều lượng từ bác sĩ điều trị.
2.3. Niacin – Nicotinic Acid
Niacin là một loại vitamin B3 có thể giúp gia tăng HDL – Cholesterol (15 – 35%) và giảm LDL – Cholesterol (khoảng 25%). Thuốc điều trị mỡ máu thuộc nhóm này thường được chỉ định dùng kết hợp với các loại khác trong trường hợp người bệnh không dung nạp thuốc thuộc nhóm Statin.
Tuy nhiên, nhóm thuốc Niacin thường gây tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, nổi mẩn ngứa,… Vì vậy, chỉ dùng khi có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ điều trị. Người bị gout, viêm dạ dày – tá tràng, đại tràng mạn tính, tiểu đường cần thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Niacin.
2.4. Các renins gắn acid mật
Tác dụng chính của nhóm thuốc này đó là giảm hàm lượng LDL – C trong máu thông qua việc tăng cường chuyển hóa cholesterol thành acid mật có trong gan. Thuốc thường được dùng kết hợp cùng các loại thuốc khác. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị mỡ máu do tăng Triglyceride thì bác sĩ không chỉ định sử dụng thuốc này.
Tìm hiểu thêm: Những trường hợp dùng thuốc Theralene và các lưu ý khi sử dụng
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được nhóm thuốc phù hợp
3. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu khác
Ngoài việc sử dụng thuốc mỡ máu theo chỉ định, bệnh nhân cần áp dụng một số biện pháp sau:
– Có chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế dùng các thức ăn giàu cholesterol và dầu mỡ. Bao gồm thực phẩm như nội tạng động vật, thịt mỡ, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên, đồ ăn nhanh,… Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây. Ưu tiên thức ăn chứa axit béo omega – 3 có trong cá, hạt óc chó, hạt lanh, dầu oliu.
– Rèn luyện thói quen tập thể dục đều đặn. Việc làm này giúp tăng mức độ HDL – Cholesterol và giảm mức độ LDL – Cholesterol. Qua đó cải thiện sức khỏe tốt.
– Giảm cân (nếu cần). Nếu bạn bị thừa cân/béo phì, việc giảm cân có thể giúp cải thiện mức độ cholesterol có trong máu.
– Ngừng việc hút thuốc lá. Hút thuốc lá có thể gây gia tăng mức độ LD L- Cholesterol. Đồng thời tạo thêm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Việc ngừng hút thuốc lá có lợi cho sức khỏe tim mạch nói riêng và tổng thể nói chung.
– Hạn chế việc uống rượu, bia: Bởi các loại đồ uống này có thể làm tăng mức độ Triglyceride.
– Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Theo dõi và kiểm tra mức độ cholesterol có trong máu định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này nhằm đảm bảo việc điều trị là hiệu quả và an toàn.
– Giảm căng thẳng: Sự căng thẳng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Bạn hãy thử các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc tập luyện thể thao để xả stress.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý khi dùng Methorphan siro để trị ho
Người bệnh không nên uống rượu bia
Trên đây là một số thông tin về thuốc mỡ máu, nếu có bất cứ biểu hiện nào bất thường nghi ngờ mỡ máu thì tốt nhất hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kiểm tra. Sau khi thực hiện các phương pháp thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và tư vấn chế độ chăm sóc thích hợp để cải thiện bệnh cho bạn một cách nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.