5 bệnh nguy hiểm liên quan đến ánh đèn đêm

Sự dồi dào của ánh sáng nhân tạo cũng có những mặt tối. Tiếp xúc với ánh sáng – đặc biệt là tiếp xúc vào ban đêm – đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong hành vi của con người và tạo ra những nguy cơ mới đối với sức khỏe.
Nhịp sinh học, hoạt động dưới sự chỉ huy của đồng hồ sinh học của cơ thể, đóng một phần quan trọng trong kiểm soát chu kì thức ngủ. Nhưng ảnh hưởng của nhịp sinh học không chỉ giới hạn ở giấc ngủ.
Nhịp sinh học còn chỉ huy gần như mọi khía cạnh của chức năng thể chất và tâm thần, từ chuyển hóa và chức năng miễn dịch tới khả năng nhận thức và tâm trạng, và nhiều hơn nữa. Khi nhịp sinh học bị mất đồng bộ – ví dụ như do tiếp xúc với ánh sáng ban đêm – chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn của một số vấn đề sức khỏe phổ biến.

Bạn đang đọc: 5 bệnh nguy hiểm liên quan đến ánh đèn đêm

5 bệnh nguy hiểm liên quan đến ánh đèn đêm

Ảnh minh họa

Ánh sáng bước sóng xanh lơ đặc biệt gây gián đoạn nhịp sinh học và melatonin, và hiện bị xem là nguy hiểm cho sức khỏe. Ánh sáng xanh lơ là ánh sáng bước sóng ngắn được tìm thấy với mật độ cao từ nhiều nguồn ánh sáng hiện đại, bao gồm bóng đèn tiết kiệm năng lượng và màn hình kỹ thuật số. Những đổi mới công nghệ này, tuy được chào đón trên nhiều phương diện, đã làm tăng sự tiếp xúc của con người với loại ánh sáng nhân tạo bị xem là có sức tàn phá mạnh nhất.
Một nghiên cứu của trường Đại học Harvard đã cho thấy ánh sáng bước sóng xanh lơ ức chế melatonin gấp khoảng 2 lần ánh sáng xanh lá cây, và cũng gây thay đổi thời gian của nhịp sinh học nhiều gấp đôi.
Hãy xem năm tình trạng bệnh phổ biến nhất bị ảnh hưởng thế nào bởi ánh sáng ban đêm:
Béo phì
Tiếp xúc ban đêm với ánh sáng nhân tạo có liên quan với tăng tỉ lệ mắc bệnh béo phì.
Một nghiên cứu năm 2012 trên người cao tuổi ở Nhật Bản đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa cân nặng nhiều hơn và cường độ tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm. Đáng chú ý là mối liên quan này tồn tại độc lập với nồng độ melatonin, cho thấy có thể có một cơ chế khác khiến ánh sáng góp phần làm tăng cân nặng.
Tiếp xúc với ánh sáng ban đêm ở mức cao hơn cũng có liên quan đến vòng eo lớn hơn và khả năng béo phì nhiều hơn. Trong 4 thập kỷ qua, béo phì và tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm đã tăng với tỷ lệ khá tương đồng.
Tiểu đường
Tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến hơn 29 triệu người Mỹ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm sẽ phá vỡ chức năng chuyển hóa, ít nhất một phần là hệ quả của gián đoạn nhịp sinh học.
Nhịp sinh học có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quá trình chuyển hóa. Chúng giúp điều hòa nồng độ insulin và dung nạp glucose, các yếu tố góp phần vào tiểu đường và tiền tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và rối loạn nhịp sinh học, cũng như giữa bệnh tiểu đường và tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm.
Công nhân làm ca, những người thường tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm và liên tục bị gián đoạn nhịp sinh học và đồng hồ sinh học, phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường cao hơn theo nhiều nghiên cứu.
Huyết áp cao
Hơn 70 triệu người lớn Mỹ – khoảng 29% dân số – bị huyết áp cao. Tỷ lệ điều trị đã tăng lên, nhưng hàng triệu người vẫn chưa được điều trị. Nghiên cứu gần đây đã liên hệ tiếp xúc với ánh sáng ban đêm với huyết áp cao, có lẽ thông qua tác dụng ức chế của ánh sáng đối với melatonin.
Một nghiên cứu gồm 116 người lớn, tuổi từ 18-30, đã cho một nhóm đối tượng tiếp xúc với ánh sáng phòng bình thường và một nhóm khác với ánh sáng yếu trong thời gian 8 giờ trước khi đi ngủ. Các nhà khoa học đinh kì đo nồng độ melatonin trong suốt giai đoạn này. Họ phát hiện ra rằng nhóm tiếp xúc với ánh sáng phòng bị giảm melatonin đáng kể so với nhóm ánh sáng mờ. Khi nhóm này tiếp xúc với ánh sáng phòng trong giờ ngủ thực, nồng độ melatonin của họ giảm hơn 50%. Các tác giả nghiên cứu thừa nhận rằng giảm melatonin có thể góp phần gây cao huyết áp, cũng như bệnh tiểu đường.
Huyết áp dao động trong thời gian 24 giờ ngày-đêm, và được quy định bởi nhịp sinh học, giống như rất nhiều quá trình khác của cơ thể. Huyết áp thường cao hơn vào ban ngày và thấp hơn trong suốt cả đêm. Melatonin, được cơ thể giải phóng trong những gườ buổi chiều tối, có tác dụng hạ huyết áp.
Nhưng còn những khả năng khác liên hệ tiếp xúc với ánh sáng ban đêm với gián đoạn melatonin. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng ban đêm làm tăng huyết áp độc lập với nồng độ melatonin.

Tìm hiểu thêm: 8 dấu hiệu của bệnh trầm cảm bạn cần biết

5 bệnh nguy hiểm liên quan đến ánh đèn đêm

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu địa chỉ phòng khám Nhi UY TÍN tại quận Cầu Giấy

Ảnh minh họa

Ung thư vú
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng ban đêm có thể liên quan với nhiều dạng bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú. Một nghiên cứu quốc tế gồm 164 nước cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng 30-50% ở những nước có mức độ tiếp xúc ánh sáng ban đêm cao nhất, so với những nước ở mức thấp nhất.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng ban đêm có thể đẩy nhanh sự phát triển của khối u ung thư vú, và thậm chí tiếp xúc với ánh sáng yếu vào ban đêm cũng có thể khiến một số loại khối u ung thư vú trở nên kháng với điều trị. Nguy cơ ung thư vú, giống như nguy cơ bệnh tiểu đường, cũng cao hơn ở những phụ nữ làm việc ca kíp – một nguy cơ mà nhiều nhà khoa học qui cho ức chế melatonin và phá vỡ nhịp sinh học.
Bệnh tim mạch
Tiếp xúc với ánh sáng ban đêm được liên hệ với một số tình trạng bệnh góp phần gây những vấn đề về tim mạch. Tiếp xúc với ánh sáng buổi tối sẽ phá vỡ và giảm thiểu giấc ngủ. Cả thiếu ngủ và chất lượng giấc ngủ kém đều liên quan với tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Thay đổi nồng độ melatonin – xảy ra do hậu quả của tiếp xúc ánh sáng ban đêm – có thể góp phần gây bệnh tim, cũng như cholesterol cao và huyết áp cao. Béo phì, có liên quan với tiếp xúc ánh sáng vào buổi chiều tối và rối loạn nhịp sinh học, là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim.
Tiếp xúc với ánh sáng buổi chiều tối cũng liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa. Các rối loạn chuyển hóa như hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Theo Huffingtonpost

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *