Không ít người sau khi uống rượu thường bị nôn ói, tuy nhiên nôn ói sau khi uống đồ uống có cồn có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu về những nguy hiểm từ những dấu hiệu buồn nôn lúc say rượu và cách chữa buồn nôn khi say rượu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: 5 cách chữa buồn nôn khi say rượu hiệu quả
1. Buồn nôn khi say rượu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe
Uống rượu là một trong những yếu tố có thể dẫn đến kích hoạt trung tâm kiểm soát buồn nôn, phản ứng buồn nôn sau khi say rượu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe như:
1.1. Ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu mức độ nhẹ có các biểu hiện như: chậm đáp ứng, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường. Nặng hơn có thể gây mất định hướng hoặc bạo lực, thậm chí dẫn đến hô hấp bị ức chế (thở yếu, thở chậm…), giảm thân nhiệt, tụt huyết áp, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, hôn mê…
1.2. Dạ dày chậm tiêu hóa
Liệt dạ dày là một chứng bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Uống rượu sẽ làm giảm tốc độ của hoạt động tiêu hóa trong dạ dày. Quá trình tiêu hóa chậm, các protein lưu lại trong dạ dày sẽ lưu lại lâu trong cơ thể gây ra các chất độc hại cho sức khỏe và có thể gây ra phản ứng nôn ói.
Uống rượu bia làm quá trình tiêu hóa diễn ra chậm, các protein lưu lại trong dạ dày sẽ lưu lại lâu trong cơ thể gây ra các chất độc hại cho sức khỏe và gây ra phản ứng nôn ói (ảnh minh họa)
2. 5 cách chữa buồn nôn khi say rượu
Để tự chăm sóc hoặc chăm sóc người uống rượu nếu họ có biểu hiện buồn nôn khi say rượu, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Cách 1: Uống trà gừng để giúp giảm buồn nôn.
– Cách 2: Vì rượu làm cạn kiệt các dự trữ khoáng chất thiết yếu của cơ thể, đặc biệt là kali và canxi nên các người uống rượu cần bổ sung sự thiếu hụt các chất đó bằng cách ăn các thực phẩm giàu kali, canxi (chuối, khoai tây, rau xanh…)
– Cách 3: Uống nước ấm trước và sau khi nôn để làm dịu dạ dày, góp phần giải độc rượu trong cơ thể và đồng thời cũng giúp rượu được đào thải nhanh hơn qua đường tiểu…
– Cách 4: Nếu người uống rượu giữ chất lỏng trong dạ dày vài giờ mà không nôn ra và có cảm giác thèm ăn, hãy ăn một lượng nhỏ và ăn từ từ các thức ăn đơn giản, đồ ăn mềm như chuối, cháo hoặc bánh mì… Tránh xa các thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn có dầu mỡ và đồ ăn cay trong ít nhất một vài ngày sau đó.
– Cách 5: Khi các dấu hiệu buồn nôn không giảm và có xu hướng tăng nặng người bệnh cần đi khám và điều trị sớm để tránh những nguy hiểm từ việc uống rượu như ngộ độc rượu, mất kiểm soát và hôn mê…
Tìm hiểu thêm: MẪU PHIẾU SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19
Một cốc trà gừng ấm có thể khiến bạn giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu khi say rượu (ảnh minh họa)
3. Tránh buồn nôn khi say rượu bằng cách nào?
Tránh uống rượu hoàn toàn là biện pháp phòng ngừa nôn khi say rượu tốt nhất và đồng thời cũng là biện pháp tốt nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày vẫn có những lúc phải uống rượu bia, khi này để tránh buồn nôn khi say bạn có thể lưu ý một số điều sau:
3.1. Ăn nhẹ trước khi uống rượu
Tiêu thụ một số thực phẩm và đồ uống không cồn trước khi uống rượu sẽ giúp ích rất nhiều vì nó giúp làm giảm tác dụng của rượu bằng cách pha loãng nó.
3.2. Trong khi uống rượu
Nên uống ít nhất có thể và không nên pha trộn các loại đồ uống có cồn khác nhau hay uống đồ uống có cồn kèm với đồ uống có gas vì uống như vậy sẽ làm cho rượu dễ thẩm thấu vào máu và dễ dẫn đến nôn mửa.
Khi uống rượu, bia nên uống xen kẽ với việc uống nước lọc và ăn kèm những thức ăn khác để làm giảm tác hại của rượu bia khi đi vào cơ thể.
3.3. Sau khi uống
Dù có say tới mức nào, nên nhớ nằm nghỉ ngơi ở những nơi kín gió để tránh bị nhiễm lạnh và đừng quên uống nước để hạn chế tác hại của rượu.
>>>>>Xem thêm: Anti hcv tồn tại bao lâu?điều trị bệnh viêm gan C
Uống nước ấm để làm dịu dạ dày, góp phần giải độc rượu trong cơ thể và đồng thời cũng giúp rượu bia được đào thải nhanh hơn qua đường tiểu (ảnh minh họa)
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.