Ăn cá bị mắc xương là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Trên thực tế, nhiều trường hợp mắc xương cá không quá nghiêm trọng có thể tự xử lý trước tại nhà nhanh chóng. Để thực hiện điều đó, hãy lưu lại ngay 5 cách chữa mắc cổ xương cá tại nhà an toàn, hiệu quả kịp thời sau đây:
Bạn đang đọc: 5 cách chữa mắc cổ xương cá tại nhà an toàn, nhanh chóng
1. Những triệu chứng bị mắc cổ xương cá
Tình huống bị hóc xương cá có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Bị hóc xương cá là tình huống dở khóc dở cười bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Trên thực tế, mắc xương cá không phải trường hợp quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi xương cá bị vướng lại ở một vị trí nào đó trong cổ họng sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng khó chịu. Cụ thể, những người bị mắc xương cá sẽ có biểu hiện như:
– Họng cảm giác như bị châm chích, đau nhói.
– Ho nhiều hơn.
– Họng thấy khó nuốt hoặc cảm giác đau nhức khi nuốt.
– Khi người bị mắc xương cá khạc sẽ thấy chảy máu.
Nếu xương cá được lấy ra kịp thời sẽ không gây hậu quả nặng nề. Ngược lại, khi hóc xương cá quá lâu không được xử lý hay xử lý sai cách có thể kéo theo nhiều vấn đề. Ví dụ như tình trạng chảy máu, bị viêm mủ hay nhiễm trùng ở vị trí bị hóc xương.
2. Những sai lầm khi cố lấy xương cá ra tại nhà
Tìm hiểu thêm: 5 cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả
Người bị hóc xương cá tự chữa trị tại nhà thường mắc phải 2 sai lầm
Khi thực hiện chữa hóc xương cá tại nhà, ta nên lưu ý một số điều sau để tránh việc khiến tình trạng thêm nghiêm trọng:
2.1 Tiếp tục ăn uống khi bị hóc xương cá
Khi bị mắc xương cá, nhất là với những xương to, dài, ta không nên cố gắng ăn thêm. Khi đó, thức ăn có thể sẽ đẩy xương cá bị mắc cắm sâu hơn vào trong họng. Điều này sẽ gây nên tình trạng họng bị sưng tấy, phù nề. Trong trường hợp xương có thể được nuốt trôi vào dạ dày cũng có thể gây bất lợi. Dạ dày sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị xương đâm phải gây chảy máu.
2.2 Cố gắng, bất chấp để lấy xương bị mắc ra
Trường hợp xương cá bị mắc không quá sâu, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, ta có thể thử áp dụng lấy xương ra bằng tay. Tuy nhiên, tình huống không thường xảy ra. Vì vậy, người bị mắc xương không nên cố gắng khạc để xương dịch chuyển lên hay cố móc xương ra. Những hàng động ấy bên cạnh việc có thể khiến xương càng cắm sâu hơn còn làm tổn thương tới các vị trí xung quanh
3. 5 cách chữa mắc cổ xương cá tại nhà an toàn
Có nhiều cách để áp dụng chữa mắc cổ xương cá tại nhà. Sau đây là 5 phương pháp thường được áp dụng nhất:
3.1 Sử dụng mật ong
Mật ong là nguyên liệu thông dụng, rất dễ để tìm thấy. Khi kết hợp với chanh, đây có thể là “liều thuốc” giúp lấy xương cá ra khỏi cổ dễ dàng hơn. Nguyên liệu cần có cho phương pháp này là 1 quả chanh và 2 thìa mật ong. Ta vắt lấy nước cốt chanh sau đó hòa tan trong 2 thìa mật ong đã được chuẩn bị. Hãy ngậm dung dịch này trong khoảng từ 3-5 phút. Khi đó, chất axit tự nhiên ở trong nước cốt chanh sẽ hỗ trợ cho xương cá mềm hơn. Đối với thành phần mật ong, đây là nguyên liệu có tính kháng khuẩn tự nhiên. Nhờ đó, những vết trầu xước do xương cá gây ra sẽ nhanh chóng lành lại hơn.
3.2 Sử dụng dầu oliu
Nếu nhà ai đang có sẵn dầu oliu thì xin chúc mừng. Đây chính là một trong những thứ giúp “chữa cháy” khi bản thân bị mắc xương cá ở cổ họng. Những người bị mắc xương cá hãy uống ngay 1 thìa cà phê dầu oliu. Điều này sẽ giúp đoạn xương cá cùng niêm mạc họng được bôi trơn hơn. Từ đó, cổ họng có thể được giải cứu kịp thời, xương cá lấy ra dễ dàng hơn.
3.3 Sử dụng chuối
Bên cạnh những cách trên, chuối chín cũng là một “cứu tinh” khi cần điều trị hóc xương cá. Khi phát hiện bản thương bị mắc xương cá ở cổ họng, ta hãy ăn ngay một miếng chuối chín lớn. Đừng nhai chuối mà hãy ngậm ở trong miệng cho tới khi miếng chuối mềm hơn rồi nuốt cả miến xuống. Khi muốn chuối trôi xuống, đi qua thực quản sẽ cuốn theo phần xương đang bị vướng ở cổ họng. Nhờ vậy, ta đã có thể khắc phục tình trạng mắc xương cá cổ họng.
3.4 Sử dụng viên sủi vitamin C
Nếu trong nhà không có chanh để tận dụng vitamin C trong đó, hãy thử nhờ ngay tới sự trợ giúp từ viêm sủi vitamin C. Viên C sủi cũng là một yếu tố đem lại hiệu quả làm mềm, làm phân rã xương cá không kém gì so với chanh. Nếu ta chẳng may bị vướng xương cá ở cổ họng, gây ra vết xước thì cũng đừng quá lo lắng. Thành phần vitamin C trong viên sủi sẽ hỗ trợ giúp ngừa sưng, kháng viêm ngay lập tức.
3.5 Nuốt cơm
Chắc hẳn từ bé tới giờ ít nhiều chúng ta đều đã từng được nghe về việc nuốt cơm có thể giúp làm trôi xương cá. Đây là một trong những cách được tìm thấy theo kinh nghiệm dân gian. Cụ thể, những người bị hóc xương cá có thể tự mình chữa trị bằng cách nuốt xuống một miếng cơm nóng. Tuy nhiên, ta nên ăn một miếng cơm to vừa đủ, nhau qua và nuốt chửng thật mạnh. Khi xương trôi xuống sẽ kéo theo miếng xương trôi cùng.
4. Những lưu ý khi áp dụng cách chữa mắc cổ xương cá tại nhà
>>>>>Xem thêm: Cách chữa trị viêm xoang mũi kết hợp nhiều loại thuốc
Trong những trường hợp hóc xương nghiêm trọng, ta nên tới bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị bằng dụng cụ chuyên dụng
Những phương pháp chữa hóc xương cá ở cổ họng tại nhà tuy có đem lại hiệu quả nhưng chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Trong một số trường hợp sau, người bị mắc xương cá vẫn nên đến kiểm tra tại bệnh viện để được hỗ trợ gắp xương cá bằng những dụng cụ chuyên dụng:
– Xương cá bị mắc trong cổ có kích thước lớn và cứng.
– Vị trí xương bị mắc nằm ở quá sâu và khó có thể xử lý tại nhà.
– Sau khi bị hóc xương, ta cảm thấy thở rít hay bị khó thở.
– Người bị hóc xương cảm thấy đau tức ngực, cổ họng có triệu chứng bị sưng phù.
– Khó nuốt nước bọt và nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường.
– Sau khi hóc xương, cảm giác đau nhức không dần biến mất mà nghiêm trọng dần lên.
Nếu trường hợp mắc xương cá nghiêm trọng như trên không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ dễ dẫn tới những biến chứng như nhiễm trùng, áp xe tại vị trí mắc xương, xương đâm vào mạch máu, chảy nhiều máu, xương đâm thủng thanh quản, … Vì vậy ta hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để kịp thời điều trị khi cần thiết nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.