Viêm đại tràng co thắt gây ra những cơn đau, khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Vậy cách giảm đau viêm đại tràng co thắt là gì? Hiện nay có nhiều phương pháp giúp hỗ trợ giảm đau để bạn có thể lựa chọn.
Bạn đang đọc: 5 cách giảm đau viêm đại tràng co thắt hiệu quả
1. Tìm hiểu về đau co thắt đại tràng
Để tìm hiểu về cách giảm đau viêm đại tràng co thắt chúng ta cần xác định rõ viêm đại tràng co thắt là gì? Đại tràng là phần ruột cuối của đường tiêu hóa hay thường gọi là ruột già. Bộ phận này giúp cơ thể bài tiết chất thải rắn và hấp thu chất dinh dưỡng còn sót lại từ thức ăn.
1.1 Khái niệm và dấu hiệu khi mắc bệnh
Khi chức năng của đại tràng rối loạn, dịch tiêu hóa trong đại tràng sản sinh bất thường, co bóp lúc mạnh lúc nhẹ khiến người bệnh bị đau bụng. Bên cạnh đó người bệnh còn xuất hiện các biểu hiện như: Nóng sốt, tiêu chảy, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa.
1.2 Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây ra cơn co thắt đại tràng. Trong số đó có một vài nguyên nhân chính như:
– Chế độ ăn uống không khoa học
– Tâm lý không ổn định do lo âu, stress, áp lực công việc
– Các bệnh lý về đường tiêu hóa gây ảnh hưởng tới đại tràng
– Do di truyền
Căng thẳng là nguyên nhân gây bệnh
2. Các cách giảm đau viêm đại tràng co thắt hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp giảm co thắt đại tràng. Bạn nên dựa trên tình trạng bệnh cụ thể để lựa chọn phương pháp phù hợp.
2.1 Trà thảo dược – Cách giảm đau viêm đại tràng co thắt dễ thực hiện
Một số loại trà thảo dược tự nhiên như: Trà gừng, trà hoa cúc,… rất tốt trong việc giảm đau đại tràng. Trong hoa cúc và gừng có đặc tính kháng viêm. Ở gừng có chất chống oxy hóa và ở hoa cúc có chứa chất chống co thắt. Sử dụng lá ổi đun thành nước uống cũng được nhiều người lựa chọn giúp chống co thắt và giảm các triệu chứng của bệnh.
Uống trà thảo dược là cách giảm đau viêm đại tràng co thắt
2.2 Xoa bụng giúp giảm các cơn co thắt
Khi bạn đang gặp cơn đau thì nên thực hiện động tác xoa bụng sẽ có tác dụng giảm đau kịp thời. Bệnh nhân có thể nằm hoặc đứng để xoa bụng. Cách thực hiện: Đặt lòng bàn tay lên vùng bụng tại rốn rồi xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Bạn chỉ cần xoa nhẹ nhàng và từ từ trong khoảng 5 – 10 phút. Thao tác xoa bụng giúp kích thích tiêu hóa, giảm kích ứng nhu động ruột. Động tác này nên được thực hiện hàng ngày để điều hòa nhu động ruột ngay cả khi không có cơn đau. Lưu ý nên tránh xoa bụng sau khi ăn no hoặc khi đang đói.
2.3 Cách giảm đau viêm đại tràng co thắt – Làm ấm bụng
Làm ấm bụng cũng là một cách để giảm đau đại tràng hiệu quả. Người bệnh cần dùng túi nước nóng hoặc rang muối, gạo sau đó cho vào khăn sạch hoặc túi vải để chườm lên bụng. Hơi nóng sẽ làm tăng lưu thông tuần hoàn ở bụng và làm dịu cơn đau.
2.4 Tập yoga
Môn thể thao có tác dụng làm giảm đau hiệu quả chính là tập yoga. Yoga giúp làm thư giãn cơ thể, thoải mái tinh thần. Sau đây là một số động tác có thể thực hiện.
– Nằm ngửa và hít thở sâu: Người bệnh tập hít thở sâu để giúp cơ thể cân bằng lại. Sau đó có thể thực hiện hít thở bình thường thêm 10 phút nữa
– Động tác phối hợp: Người ngồi trên thảm, giữ thẳng lưng, duỗi thẳng hai chân, hai tay để tự do. Hít một hơi thật sâu đồng thời đưa tay lên cao và giơ thẳng về trước mặt, mắt nhìn về phía các đầu ngón tay. Giữ nguyên tư thế sau đó gập lưng xuống sao cho các đầu ngón tay chạm tới cổ chân thì dừng lại. Dừng ở tư thế này trong vài phút rồi từ từ đưa tay về trạng thái ban đầu.
– Tập bụng: Người bệnh nằm ngửa trên thảm, duỗi thẳng chân, hai tay để trên ngực. Hít một hơi thật sâu và dùng gót chân và mông để bật người ngồi dậy. Hai tay ôm lấy bụng rồi thở ra hết
Các động tác tập luyện này nên được thực hiện hàng ngày vào mỗi buổi sáng để mang lại hiệu quả tích cực. Bạn nên duy trì tập chứ không chỉ áp dụng khi xuất hiện cơn đau.
2.5 Sử dụng thuốc để giảm đau
Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây ra cơn đau mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp. Các loại thuốc này có tác dụng giảm thiểu cơn đau
– Thuốc có tác dụng giảm cơn đau co thắt đại tràng, tình trạng đau quặn bụng. Đôi khi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như: Dị ứng, hạ đường huyết, phù mạch,…
– Thuốc giảm cơn đau co thắt tại ruột, mật hoặc đại tràng thường sử dụng khi mắc hội chứng kích thích ruột, viêm loét tá tràng và dạ dày. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là rối loạn hệ bài tiết, tim đập nhanh, khô miệng,…
– Thuốc điều có công dụng điều trị rối loạn chức năng tiêu hóa
Tìm hiểu thêm: Chữa viêm dạ dày trào ngược như thế nào?
Uống thuốc là cách giảm đau hiệu quả
3. Biện pháp điều trị tình trạng đau co thắt đại tràng
Các cách giảm đau viêm đại tràng co thắt chỉ mang tính chất tạm thời. Chính vì vậy người bệnh cần thực hiện điều trị để chữa bệnh tận gốc mới có thể ngăn chặn các cơn đau quay trở lại. Ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng biểu hiện của viêm đại tràng co thắt bạn cần tới bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Việc cần làm là bạn nên giữ tâm lý thoải mái, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Hạn chế hoạt động mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới vùng bị đau.
Trong quá trình điều trị việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng:
– Uống thuốc đúng liều
– Không tự ý thay đổi đơn thuốc, dừng thuốc khi thấy cơn đau thuyên giảm vì như vậy bệnh sẽ chưa được điều trị triệt để
Vì viêm đại tràng co thắt là bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa vì vậy chế độ ăn uống có ảnh hưởng vô cùng quan trọng.
– Người bệnh nên tránh uống các loại nước uống dễ gây kích thích hệ tiêu hóa: Đồ uống có gas, đồ uống có cồn
– Hạn chế ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua cay, đồ ăn còn sống chưa được chế biến
– Nên bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể lượng chất cần thiết
– Không nên ăn quá no gây chèn ép lên đường tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa
– Nên hạn chế ăn các loại thức ăn quá cứng hoặc khô khiến cơ thể khó tiêu hóa
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo
Bạn nên hạn chế ăn đồ dầu mỡ
Bài viết đã cung cấp rất nhiều cách giảm đau viêm đại tràng co thắt hiệu quả. Tùy thuộc vào cơn đau và tình trạng bệnh hiện tại mà bạn có thể lựa chọn một phương pháp phù hợp. Bạn cũng có thể kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.