Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày ở giai đoạn sớm sẽ giúp việc điều trị bệnh dễ dàng hơn. Bệnh càng được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn càng cao. Ngược lại khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn và tốn kém.
Bạn đang đọc: 5 dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày không thể bỏ qua
1. Viêm loét dạ dày là bệnh gì?
Dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày khá đa dạng và không phải ai cũng giống nhau. Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện các vùng sưng, viêm loét. Ước tính ở Việt Nam mỗi năm có tới hàng triệu người dân mắc bệnh. Vấn đề bệnh tái phát cũng là điều đáng lo ngại. Chi phí dành cho việc điều trị các bệnh về dạ dày tốn kém hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Chính vì vậy mỗi người cần trang bị những kiến thức đầy đủ để nhằm đảm bảo sức khỏe.
Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Các dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày phổ biến
Dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày khá đa dạng và biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Để phát hiện bệnh sớm mọi người cần nắm rõ về các dấu hiệu này.
2.1 Đau vùng thượng vị là dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày sớm
Khi thấy xuất hiện các cơn đau ở vùng thượng vị sẽ cảnh báo rằng rất có thể bạn đã bị viêm loét dạ dày. Cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào mức độ viêm loét ở dạ dày. Điều này gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.
Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày mà không cần báo trước. Người bệnh thường có cảm giác đau nhiều hơn sau bữa ăn hoặc khi bụng đói.
2.2 Buồn nôn và nôn
Buồn nôn là một trong những triệu chứng điển hình khi bị loét dạ dày. Hiện tượng này xảy ra do các vết loét dạ dày gây đau khiến dạ dày phản xạ bằng cách thúc đẩy cơ vòng thực quản dưới giãn nở.Thức ăn được đẩy lên thực quản rồi ra đường miệng.
Trạng thái này cho thấy chức năng co bóp và chuyển hóa thức ăn của dạ dày đang yếu dần. Người bệnh sau khi nôn thường có cảm giác đắng miệng do acid trào ngược kèm dịch mật. Việc nôn còn giúp thức ăn ứ đọng trong dạ dày bị tống ra ngoài khiến người bệnh dễ chịu hơn.
2.3 Rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện là dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày
Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện thường gặp khi bị loét dạ dày. Nếu thường xuyên thấy bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ bạn cần đi kiểm tra hệ tiêu hóa ngay.
2.4 Ăn không ngon miệng
Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ khiến người bệnh bị đắng miệng, ăn không ngon miệng, chán ăn. Đây là các biểu hiện mà phần lớn bệnh nhân sẽ gặp phải. Triệu chứng này kéo dài còn khiến người bệnh giảm cân, suy nhược cơ thể.
2.5 Ợ hơi, ợ chua
Thức ăn khi đưa vào cơ thể không được tiêu hóa hết mà ứ đọng lại tạo thành hơi. Hơi được đẩy lên cổ họng và đi ra ngoài tạo thành hiện tượng ợ hơi, ợ chua. Cùng với quá trình ợ hơi, dịch acid được tiết ra nhiều và thoát ra ngoài nên tạo cảm giác chua miệng.
Đau thượng vị là dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày
3. Đâu là nguyên nhân hàng đầu gây ra loét dạ dày?
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra việc dư thừa acid là nguyên nhân chính gây ra viêm loét. Sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và tấn công gây ra viêm loét.
3.1 Loét dạ dày do vi khuẩn gây ra
Vi khuẩn HP là cái tên quá quen thuộc khi nhắc tới các bệnh ở hệ tiêu hóa. Chúng ảnh hưởng tới hơn một tỷ người trên toàn thế giới mỗi năm. Theo một báo cáo thì có tới nửa dân số Việt Nam độ tuổi trên 60 đã bị nhiễm vi khuẩn HP. Khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ hoạt động và tiết ra độc tố gây hại.
3.2 Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc
Các thuốc giảm đau, kháng viêm bên cạnh công dụng điều trị còn có thể gây ra tác dụng phụ. Các hoạt chất trong thuốc gây kích thích dạ dày gây ra viêm loét. Một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh: Bệnh xương khớp, đái tháo đường,…cũng gây tác dụng phụ
3.3 Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh
Nhiều người không biết rằng viêm loét dạ dày có thể do chính các thói quen hàng ngày của mình. Việc ăn quá nhiều đồ chiên rán, thức ăn chua cay, đồ ngọt,…thường gây kích thích dạ dày.
Bên cạnh đó việc ăn uống không đúng bữa, nhịn đói, ăn quá no,…khiến dạ dày phải hoạt động không ổn định dẫn tới suy yếu chức năng.
3.4 Stress
Căng thẳng kéo dài, lo âu, buồn bã là các trạng thái tinh thần gây ảnh hưởng tới dạ dày. Khi này dạ dày sẽ bị thúc đẩy tiết ra nhiều acid dịch vị. Sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công ( dịch vị) và yếu tổ bảo vệ ( chất nhầy) sẽ khiến dạ dày bị tổn thương.
Tìm hiểu thêm: 6 xét nghiệm tầm soát ung thư
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
4. Một số phương pháp điều trị hiệu quả nhất bạn cần biết
Viêm loét dạ dày là bệnh lý quá quen thuộc và vậy hiện nay đã có nhiều cách chữa bệnh hiệu quả. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng viêm loét bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
4.1 Uống thuốc và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Trước khi điều trị bệnh, bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám nhằm xác định chính xác bệnh lý. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán mà bạn có thể lựa chọn:
– Nội soi dạ dày: Kỹ thuật này giúp quan sát vị trí, kích thước ổ loét dễ dàng
– Chụp X-quang dạ dày
– Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP ( xét nghiệm mô học, nuôi cấy vi khuẩn, test thở urea)
Sau khi đánh giá mức độ viêm loét bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phối hợp một số loại thuốc để mang lại hiệu quả cao. Người bệnh cần nghiêm túc uống thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Việc tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi thuốc có thể khiến bệnh không được điều trị triệt để, sinh ra kháng thuốc.
4.2 Thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp
Yếu tố dinh dưỡng là chìa khóa vàng giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy trong giai đoạn điều trị người bệnh cần hết sức lưu ý.
4.2.1 Người bị loét dạ dày nên ăn gì?
Một số thực phẩm có tác dụng tốt trong việc hạn chế và chữa lành tổn thương:
– Các sản phẩm từ sữa, trứng có tác dụng làm đệm trung hòa acid trong dạ dày
– Thực phẩm chứa đạm dễ tiêu: Thịt lợn nạc, cá,…
– Rau củ tươi: Nên ưu tiên ăn nhiều các loại rau thuộc họ nhà cải: Cải xanh, bắp cải, củ cải,…
– Thức ăn chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu: Cơm, bánh mì, khoai,…
– Thay thế dầu động vật thành dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Ví dụ: Dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành,…
– Bổ sung các thức ăn lên men, lợi khuẩn
– Ăn nhiều hoa quả tươi để cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa cho cơ thể
– Uống nhiều nước: Nước đã đun sôi, nước ép hoa quả,….
4.2.2 Loét dạ dày kiêng ăn gì, kiêng uống gì?
Khi bị loét dạ dày nên kiêng ăn gì là điều rất nhiều người quan tâm. Mọi người cần hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
– Thức ăn chế biến sẵn
– Hạn chế ăn đồ chiên rán có chứa nhiều dầu mỡ dễ gây khó tiêu
– Hạn chế ăn đồ chua cay
– Đồ ăn cứng, dai như gân sụn, các loại rau có nhiều chất xơ
– Các loại quả có vị chua vì chúng chứa nhiều acid
– Các loại nước có gas, cafe, đồ uống có cồn
4.3 Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cần xây dựng chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý. Hạn chế làm việc quá sức gây căng thẳng, áp lực kéo dài. Đặc biệt không nên làm việc ngay sau khi ăn, thức quá khuya.
4.4 Chế độ tập luyện đúng cách
Duy trì tập thể dục mỗi ngày không chỉ tốt cho dạ dày mà còn tốt cho toàn bộ cơ thể. Rèn luyện mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cơ thể khỏe thì dạ dày mới khỏe và có khả năng chống chọi với bệnh tật.
>>>>>Xem thêm: Ợ chua về đêm: Cách khắc phục để cải thiện sức khỏe
Tập thể dục là phương pháp nâng cao sức khỏe
Mong rằng với những kiến thức về dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày sẽ giúp bạn trong việc phát hiện bệnh sớm. Bệnh viêm loét dạ dày tuy không quá nguy hiểm nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Bệnh càng được chữa sớm thì cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn càng cao. Ngược lại nếu để bệnh kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.