5 dấu hiệu của hội chứng cổ vai cánh tay không nên bỏ qua

Hội chứng cổ vai cánh tay là bệnh lý liên quan đến các dây thần kinh bị tổn thương. Hội chứng này gây nhiều khó chịu và khiến cuộc sống của người bệnh chịu nhiều tác động tiêu cực.

Bạn đang đọc: 5 dấu hiệu của hội chứng cổ vai cánh tay không nên bỏ qua

1. Sơ lược về hội chứng cổ vai cánh tay

Hội chứng cổ vai cánh tay còn được gọi là bệnh lý rễ cổ hay hội chứng vai cánh tay. Đây là một nhóm các biểu hiện lâm sàng liên quan đến các bệnh lý về cột sống cổ. Hội chứng này có kèm theo dấu hiệu của chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ bị rối loạn, không có sự liên quan tới các bệnh lý viêm.

Biểu hiện lâm sàng của người bệnh khi mắc bệnh này thường gặp là đau vùng cổ, một bên tay và vai bị đau. Một số rối loạn cảm giác và vận động tại vùng hoạt động của rễ dây thần kinh cột sống cổ sẽ bị ảnh hưởng.

5 dấu hiệu của hội chứng cổ vai cánh tay không nên bỏ qua

Hội chứng này liên quan tới các bệnh lý về cột sống cổ

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng

– Do thoái hóa cột sống cổ (chiếm 70-80%): quá trình thoái hóa liên quan tới đĩa đệm, sụn, dây chằng và xương ở cột sống cổ. Để lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng đau cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

– Do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (chiếm 20-25%): nhân nhầy đĩa đệm ở cột sống cổ thoát khỏi vị trí bao xơ, gây chèn ép các dây thần kinh gây đau.

Một số nguyên nhân ít gặp hơn đó là: khối u, chấn thương, loãng xương, viêm cột sống, …

3. Dấu hiệu nhận biết hội chứng cổ vai cánh tay

Do vị trí rễ thần kinh bị tổn thương ở mỗi người khác nhau nên dấu hiệu bệnh cũng khác nhau. Ngoài ra, biểu hiện bệnh còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn bệnh.

Dấu hiệu thường gặp nhất do hội chứng này gây ra gồm:

3.1. Hội chứng cổ vai cánh tay biểu hiện ở vùng cổ gáy

Vùng cổ gáy của bệnh nhân sẽ có hiện tượng đau sau khi vận động gắng sức hoặc sau khi ngủ dậy. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, từ từ và mạnh dần lên theo thời gian.

Đau đớn đi kèm với việc rễ thần kinh bị tổn thương khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động cột sống cổ. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu vẹo cổ (tuy nghiêm trọng nhưng ít khi gặp).

Tìm hiểu thêm: Gãy xương chậu bao lâu thì khỏi, có ảnh hưởng gì không?

5 dấu hiệu của hội chứng cổ vai cánh tay không nên bỏ qua

Vùng cổ gáy của bệnh nhân có hiện tượng đau

3.2. Hội chứng rễ thần kinh

Hội chứng cổ – vai – cánh tay với nhóm bệnh này có dấu hiệu vùng gáy bị đau, sau đó lan xuống vai. Tác động trực tiếp vào cánh tay bàn tay hoặc lan lên vùng chẩm. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơn đau mạnh hơn nếu cố gắng xoay đầu hoặc gập cổ.

Do dây thần kinh bị chèn ép nên bệnh dễ rối loạn cảm giác, vận động. Một số biểu hiện thường thấy là cảm giác tê bì, dễ nhức mỏi, rát bỏng thường xuyên ở vùng tay.

3.3. Hội chứng cổ vai cánh tay thể hiện ở vùng tủy cổ

Hội chứng này bắt nguồn từ tình trạng lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân sẽ thấy tê bì, mất cảm giác và khả năng điều khiển vận động tay. Nếu bệnh nặng nặng hơn, bệnh nhân có thể bị liệt tứ chi, liệt hai tay, liệt hai chân, rối loạn đại tiểu tiện,…

3.4. Hội chứng động mạch sống – nền

Dấu hiệu nhận biết là cảm giác ù tai, mờ mắt, đau đầu vùng chẩm, mất thăng bằng, chóng mặt, giảm thị lực,… Triệu chứng này rất hay nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên bệnh nhân cần lưu ý phân biệt.

3.5. Một số dấu hiệu khác

Bệnh nhân mắc hội chứng cổ – vai – cánh tay có thể gặp một số dấu hiệu khác tùy vào tình trạng tổn thương như:

– Rối loạn thần kinh thực vật: rối loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc vùng tay, ù tai, cơn đau kéo dài, rối loạn thị lực.

– Dấu hiệu toàn thân: Bệnh nhân bị sốt, rét run, sụt cân, vã mồ hôi về ban đêm…Các triệu chứng này cần lưu ý vì rất dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng.

4. Biến chứng khi bị hội chứng cổ – vai – cánh tay

Những triệu chứng tê ngứa, đau nhức hoặc hạn chế vận động ở cổ, tay không chỉ đem lại cảm giác khó chịu cho bệnh nhân mà còn ảnh hưởng lớn tới công việc hàng ngày. Từ đó, chất lượng cuộc sống bị suy giảm, tác động lớn tới tinh thần người bệnh.

Hội chứng cổ – vai – cánh tay lâu ngày nếu không được phát hiện, điều trị tận gốc có thể để lại hàng loạt biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

– Liệt vĩnh viễn

– Ống sống cổ bị hẹp

– Thiếu máu não, dễ xuất hiện đột quỵ, nguy cơ gây tử vong cao

– Hội chứng chèn ép tủy dễ để lại di chứng tàn tật suốt đời.

Do đó, nếu phát hiện các bất thường ở cơ thể, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Việc này giúp quá trình điều trị bệnh thuận lợi, góp phần hạn chế biến chứng xảy ra.

5. Tham khảo 3 cách điều trị bệnh cơ bản

Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng và mức độ tổn thương, bệnh nhân sẽ được bác sĩ xem xét điều trị riêng biệt hoặc kết hợp các phương pháp sau:

5.1. Điều trị từ chế độ sinh hoạt hàng ngày

Ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân cần xem lại chế độ sinh hoạt và lối sống hàng ngày sao cho khoa học. Bệnh nhân cần vận động, đi lại, ngồi làm việc đúng tư thế. Một số bài tập sẽ giúp cho vùng cánh tay, cổ, vai gáy linh hoạt hơn.

Nếu triệu chứng gây khó chịu, đau đớn, bạn có thể tham khảo các phương pháp vật lý trị liệu như bấm huyệt, xoa bóp…

5 dấu hiệu của hội chứng cổ vai cánh tay không nên bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Chữa viêm khớp vai như thế nào?

Người bệnh cần ngồi làm việc đúng tư thế

5.2. Điều trị bằng thuốc

Nếu thay đổi lối sống không giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng hoặc tình trạng đau nhức nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc giảm đau. Một số loại thuốc thường được dùng như: Paracetamol, thuốc giảm đau phối hợp, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc giãn cơ…

5.3. Điều trị ngoại khoa

Bệnh lý rễ cổ do dị dạng, hẹp cột sống thì cần được can thiệp phẫu thuật kịp thời. Việc này để khắc phục, giải phóng các dây thần kinh, các dấu hiệu bệnh sẽ giảm nhanh chóng.

6. Cách phòng bệnh hiệu quả

Để phòng bệnh lý rễ cổ và hạn chế cơn đau xuất hiện, bạn hãy thực hiện tốt các việc làm sau:

– Duy trì tư thế đúng ở vùng đầu, cổ, vai, gáy. Không nên ngồi máy tính, ngồi làm việc trong thời gian dài. Tránh lắc đầu, gập cổ, xoay cổ quá mức.

– Thực hiện các bài tập nhẹ khi ngồi làm việc, giữ cổ ngay ngắn.

– Quan tâm, nghiêm chỉnh thực hiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.

– Hàng ngày nên thực hiện nhẹ nhàng các bài tập vận động cột sống cổ. Duy trì thói quen tốt này sẽ làm tăng cường sức cơ ở vùng vai, ngực, cổ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *