Hai căn bệnh viêm gan A và viêm gan B đều có tính nguy hiểm và dẫn tới nhiều biến chứng về gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan,… thậm chí là gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng. Vì vậy, việc thực hiện tiêm vắc xin phòng viêm gan AB là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh lý này.
Bạn đang đọc: 5 Điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng viêm gan AB
1. Công dụng của vắc xin phòng viêm gan AB là gì?
Thay vì việc phải tiêm hai loại vắc xin riêng biệt khác nhau, với sự phát triển tiến bộ của y học đã sản xuất ra loại vắc xin phối hợp có thể phòng ngừa được cả hai loại bệnh này trong một mũi tiêm.
Khi vắc xin viêm gan AB được tiêm vào trong, cơ thể sẽ nhận diện các thành phần của vắc xin như yếu tố lạ từ đó kích hoạt cơ chế sản sinh ra các kháng thể chống lại virus gây viêm gan A và B.
Tuy nhiên, loại vắc xin phối hợp này không thể bảo vệ con người khỏi các bệnh lý do bị nhiễm virus khác như virus HPV gây bệnh AIDS, viêm gan C, viêm gan E, virus HPV gây mụn cóc ở bộ phận sinh dục và các vấn đề liên quan khác.
Tiêm phòng bệnh viêm gan A và B đóng vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe
2. Lịch trình tiêm của vắc xin viêm gan AB
Mỗi liều vắc xin AB 1ml được sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi, thanh thiếu niên và người lớn. Với mỗi đối tượng sẽ có lịch tiêm phòng phù hợp.
2.1. Lịch tiêm vắc xin phòng viêm gan AB cho trẻ em
Với trẻ em trong giai đoạn từ 1 đến 15 tuổi, lịch tiêm cơ bản như sau:
– Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên người thực hiện tiêm có thể tùy ý lựa chọn ngày.
– Mũi 2: Tiêm cách mũi đầu tiên từ khoảng 6 đến 12 tháng.
Đối với trẻ em trong độ tuổi này, chỉ cần tiêm đủ 2 liều là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan A và viêm gan B
2.2. Lịch tiêm vắc xin phòng viêm gan AB cho người trưởng thành
– Mũi 1: Mũi tiêm đầu được lựa chọn ngày tiêm phù hợp.
– Mũi 2: Tiêm cách mũi đầu tiên khoảng 1 tháng.
– Mũi 3: Tiêm cách mũi thứ 2 khoảng 5 tháng.
Với trẻ em từ 16 tuổi trở lên cần tiêm đủ 3 liều vắc xin để có khả năng phòng viêm gan A và viêm gan B hiệu quả.
Đối với một số trường hợp không thể thực hiện theo lịch tiêm trên thì có thể được chỉ định phác đồ tiêm nhanh:
– Mũi 1: Ngày tiêm tùy chọn.
– Mũi 2: Tiêm cách mũi đầu tiên 7 ngày.
– Mũi 3: Tiêm cách mũi tiêm đầu 21 ngày.
Với những đối tượng thực hiện phác đồ tiêm nhanh này cần tiêm mũi nhắc lại sau liều thứ nhất 1 năm.
Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt cần đưa đi cấp cứu ngay
Với mỗi đối tượng sẽ có phác đồ tiêm phòng phù hợp
3. Ai cần thực hiện tiêm vắc xin AB?
Các đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan A và B cao được khuyến cáo nên chủ động tiêm phòng bệnh:
– Nhân viên y tế có vai trò cấp cứu điều trị sơ cứu.
– Nhân viên phòng thí nghiệm xử lý mẫu máu và các mẫu bệnh phẩm khác của người bệnh.
– Người mắc bệnh máu khó đông.
– Người đang chạy thận.
– Người sống chung hoặc dành nhiều thời gian với người bệnh bị viêm gan A, B.
– Đối tượng có lối sống sinh hoạt tình dục không lành mạnh.
– Lạm dụng các chất kích thích.
4. Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin AB
Sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan AB, đối tượng tiêm có thể gặp phải một số tác dụng phụ tùy từng mức độ nhẹ (thường gặp) hoặc nặng (hiếm gặp).
4.1. Đối với trẻ em
– Tác dụng phụ phổ biến thường gặp ở trẻ em là đau, đỏ tại vị trí tiêm.
– Tác dụng phụ thường gặp: Chỗ tiêm sưng tấy; sốt trên 37,5 độ C; cảm giác cơ thể khó chịu, buồn ngủ, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; tiêu chảy và cơ thể cảm thấy không khỏe.
– Tác dụng phụ hiếm gặp: Sưng hạch bạch huyết vùng cổ, nách hoặc bẹn bị sưng, chóng mặt, nổi mề đay.
– Tác dụng phụ hiếm gặp: Mất cảm giác ở da như cảm giác đau hoặc khi tiếp xúc chạm vào, tê chân tay, huyết áp thấp, phát ban và ngứa khắp cơ thể, đau khớp hoặc có thể gặp một số triệu chứng giống cúm như sốt cao, đau họng, sổ mũi, ho và cảm giác ớn lạnh.
4.2. Đối với người trưởng thành
– Tác dụng phụ phổ biến: Có cảm giác đau hoặc khó chịu, tại vị trí tiêm sưng đỏ, đau đầu và mệt mỏi.
– Tác dụng phụ thường gặp: Chỗ tiêm sưng tấy, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
– Tác dụng phụ không phổ biến: Sốt cao trên 38 độ C, chóng mặt, đau cơ và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
– Tác dụng phụ hiếm gặp: Sưng hạch bạch huyết vùng cổ nách hoặc bẹn, chán ăn, phát ban, ngứa ở vùng đầu mặt, đau cơ xương khớp hoặc xuất hiện các triệu chứng giống bệnh cúm; ngất, chóng mặt; thay đổi thị lực.
5. Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin AB
Với một số đối tượng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để ngăn chặn bệnh được hiệu quả nhất:
– Người đang sốt cao cần hoãn tiêm tới khi cắt hẳn sốt.
– Người bị suy giảm miễn dịch nên thận trọng bởi tiêm vắc xin có thể không đem lại hiệu quả phòng bệnh, cần tiêm nhắc lại cho các đối tượng này.
– Không tiêm vắc xin viêm gan AB sau khi đã phơi nhiễm với virus viêm gan A và viêm gan B.
– Không được sử dụng vắc xin ở các đường tiêm khác như tiêm ở tĩnh mạch vì có nguy cơ sốc phản vệ cao.
– Với đối tượng phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để hạn chế tối đa các trường hợp xấu có thể xảy ra.
Đối với loại vắc xin phòng viêm gan A và viêm gan B phối hợp này cũng cần theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe để tránh những dấu hiệu bất thường hay tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm vắc xin.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về vắc xin phòng cúm mùa
Cần theo dõi trạng thái sức khỏe sau tiêm một cách cẩn thận để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra
Tới thời điểm hiện tại, việc tiêm vắc xin là cách giúp phòng ngừa bệnh viêm gan A, B hiệu quả và an toàn, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, các kháng thể để chống lại virus gây bệnh ngay cả khi đã phơi nhiễm bệnh.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về vắc xin phòng viêm gan AB để bạn có thể thực hiện tiêm theo đúng phác đồ nhằm phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh hay các loại vắc xin, bạn có thể liên hệ tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận giải đáp sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.