Nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng với những triệu chứng khó chịu đi kèm, nó ảnh hưởng rất xấu đến sinh hoạt của người bệnh. Nhiệt miệng thường tự khỏi trong 1 – 2 tuần, người bệnh càng chăm sóc bản thân chu đáo thì nhiệt miệng càng biến mất nhanh. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ thông tin về cách chăm sóc bản thân khi nhiệt miệng và 5 loại thuốc chữa nhiệt miệng bạn có thể sử dụng, đọc ngay bạn nhé!
Bạn đang đọc: 5 Loại thuốc chữa nhiệt miệng bạn nhất định phải biết
1. Một số thông tin cơ bản bạn nên biết về nhiệt miệng
1.1. Nhiệt miệng là gì?
Khi màng nhầy trong khoang miệng, cụ thể hơn là màng nhầy tại môi, má trong, nướu, mặt dưới lưỡi… xuất hiện các vết loét, bạn được xác định là bị nhiệt miệng.
Khi màng nhầy trong khoang miệng xuất hiện các vết loét, bạn được xác định là bị nhiệt miệng.
Nhiệt miệng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân, như căng thẳng; sử dụng các chất kích thích; tiêu thụ một số thực phẩm đặc biệt như thực phẩm có tính acid; thiếu hụt một số Vitamin và khoáng chất, bao gồm sắt, kẽm, Vitamin B12…; dị ứng với vi khuẩn trong khoang miệng; đang trong quá trình bỏ thuốc lá; mang thai; suy giảm miễn dịch; sử dụng một số thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc độc tế bào, nicorandil, thuốc chẹn beta…
1.2. Ngoài các vết loét, nhiệt miệng còn triệu chứng khác không?
Các vết loét tại màng nhầy trong khoang miệng có thể xuất hiện đơn độc hoặc xuất hiện thành từng cụm. Chúng thường nông, bắt đầu với tâm màu trắng hoặc vàng nhạt, tâm này chuyển sang màu xám khi nhiệt miệng phát triển. Nếu vết loét viêm, chúng đỏ hoàn toàn.
Ngoài các vết loét thì tình trạng nhiệt miệng không có nhiều triệu chứng khác. Trước khi các vết loét xuất hiện, một số người cảm thấy rát hoặc ngứa màng nhầy. Sau khi chúng xuất hiện, một số người lại cảm thấy đau cục bộ màng nhầy ở các mức độ khác nhau. Trong các trường hợp nghiêm trọng, nhiệt miệng có thể dẫn đến sưng hạch bạch huyết, sốt, mệt mỏi.
2. 5 thuốc chữa nhiệt miệng bạn nhất định phải biết
Nhiệt miệng thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần rồi tự khỏi. Cách chăm sóc bản thân có ý nghĩa lớn, quyết định nhiệt miệng biến mất nhanh hay chậm.
2.1. Hướng dẫn chăm sóc bản thân để nhanh khỏi nhiệt miệng
Để nhiệt miệng nhanh biến mất, bạn nên áp dụng một số lưu ý sau trong sinh hoạt:
– Ngủ đủ giấc (8 – 10 tiếng) để giải tỏa căng thẳng
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật cắt phì đại cuốn mũi có nguy hiểm không?
Để nhiệt miệng nhanh biến mất, bạn nên ngủ đủ giấc để giải tỏa căng thẳng.
– Ngừng uống đồ uống có cồn như rượu, bia; Không hút thuốc lá
– Ngừng tiêu thụ các thực phẩm đặc biệt có thể làm phát sinh tình trạng nhiệt miệng, như thực phẩm có tính acid, thực phẩm được chế biến với ớt, hạt tiêu…
– Thực hành chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Hạn chế tiêu thụ thức ăn cứng.
– Vệ sinh răng miệng cẩn thận một ngày từ 2 đến 3 lần với bàn chải và kem đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng (có thể là nước muối sinh lý 0.9% hoặc các sản phẩm súc miệng kháng khuẩn khác)
– Trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ gây nhiệt miệng của các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc độc tế bào, nicorandil, thuốc chẹn beta… đang sử dụng.
2.2. 5 thuốc chữa nhiệt miệng phổ biến nhất
Ngoài các lưu ý trong sinh hoạt thì bạn cũng có thể dùng một số thuốc để giúp nhiệt miệng nhanh biến mất. Những thuốc chữa nhiệt miệng này không điều trị nguyên nhân mà chỉ điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, như thế cũng là đủ để chúng ta vượt qua những ngày nhiệt miệng một cách dễ dàng, thoải mái hơn.
2.2.1. Thuốc giảm đau tại chỗ
Thuốc giảm đau tại chỗ bạn có thể sử dụng khi nhiệt miệng là nước súc miệng chứa benzydamine và gel nha khoa salicylate choline. Cách sử dụng các sản phẩm này là pha loãng chúng với nước rồi súc miệng. Lưu ý, sản phẩm này không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
2.2.2. Thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc gây tê dạng kem hoặc dạng gel, bôi trực tiếp lên vùng tổn thương, giúp kiểm soát cảm giác đau, ngứa do các vết loét miệng. Các thuốc này nên được bôi từ hai đến bốn lần mỗi ngày.
2.2.3. Thuốc sát trùng
Người nhiệt miệng nên sử dụng nước súc miệng sát trùng, ví dụ như nước súc miệng chứa chlorhexidine 2 lần/ngày hoặc theo tần suất chỉ định bởi bác sĩ. Nước súc miệng sát trùng giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiệt miệng. Tuy nhiên, chlorhexidine chỉ dự phòng nhiễm trùng thứ phát chứ không dự phòng nhiễm trùng tái phát.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng mãn tính kiêng gì và ăn gì để mau khỏi bệnh?
Người nhiệt miệng nên sử dụng nước súc miệng sát trùng.
2.2.4. Thuốc kháng sinh
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường bôi hoặc đường uống, như tetracycline hoặc minocycline, cho người nhiệt miệng. Người nhiệt miệng cũng có thể dùng thuốc kháng sinh bằng cách hòa thuốc này vào nước súc miệng và sử dụng nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý, trẻ em dưới 8 tuổi không nên sử dụng nước súc miệng chứa tetracycline, bởi kháng sinh này có thể khiến răng trẻ đổi màu.
2.2.5. Thuốc chống viêm corticosteroid tại chỗ
Trong trường hợp người nhiệt miệng không đáp ứng điều trị các thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống viêm corticosteroid như fluocinonide, beclomethasone, để giảm đau, rút ngắn thời gian điều trị tình trạng nhiệt miệng.
2.2.6. Phương pháp khác
Nước súc miệng chứa Polyvinylpyrrolidone (PVP) cũng có thể được sử dụng để rút ngắn thời gian điều trị tình trạng nhiệt miệng. Bởi Polyvinylpyrrolidone (PVP) có thể trở thành hàng rào bảo vệ các vết loét. Ngoài nước súc miệng, Polyvinylpyrrolidone (PVP) cũng chứa trong một số sản phẩm dạng xịt hoặc gel khác.
Bên cạnh đó, bổ sung Vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, Vitamin B12… cũng có thể hạn chế sự phát triển của tình trạng nhiệt miệng.
Phía trên là thông tin về 5 loại thuốc chữa nhiệt miệng và một số lưu ý trong sinh hoạt để nhiệt miệng nhanh biến mất. Theo đó, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc gây tê tại chỗ, thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm corticosteroid để chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng không nên được sử dụng một cách tự phát mà phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng rằng với những thông tin này, bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nhiệt miệng, nếu có.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.