Phụ nữ trước khi mang thai được khuyến cáo nên tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên có một số mũi tiêm vacxin khi mang thai không nên thực hiện. Mẹ bầu xem ngay đó là 5 loại nào nhé.
Bạn đang đọc: 5 Mũi tiêm vacxin khi mang thai không nên thực hiện
1. Một số vacxin không nên tiêm cho phụ nữ đang mang thai
1.1. Vacxin HPV
Vacxi HPV được chỉ định tiêm cho đối tượng từ 9 đến 26 tuổi và chưa quan hệ tình dục để đạt được hiệu quả cao nhất. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) không khuyến nghị chích ngừa vacxin này cho tất cả những người trên 26 tuổi và đã quan hệ tình dục. Lý giải điều này là do mức độ hiệu quả của việc tiêm vacxin ở những đối tượng này không cao. Do đó, việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung không thể đảm bảo hiệu quả.
Vacxin HPV được các chuyên gia khuyến cáo không nên thực hiện đối với phụ nữ đang mang thai. Tốt nhất là nên hoàn thành lịch tiêm chủng tối thiểu 1 tháng trước khi có bầu.
Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện mang bầu khi vừa tiêm chủng thì cũng không nên quá lo lắng. Hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn về lịch tiêm các mũi còn lại. Điều này sẽ giúp bảo vệ cả mẹ và con an toàn trong suốt cả thai kỳ cũng như sau khi sinh.
1.2. Vacxin ngừa sởi – quai bị – rubella
Hiện nay Việt Nam đã có loại vacxin phòng 3 bệnh trong 1 mũi tiêm bao gồm:
– Sởi.
– Quai bị.
– Rubella.
Đây là loại vacxin sống, giảm động lực, tức là có thành phần virus hoặc vi khuẩn tự nhiên đã được làm suy yếu. So với vacxin bất hoạt, vacxin sống giảm độc lực tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh, kéo dài hơn, đồng thời có thể ảnh hưởng tới bào thai, Vì vậy, vacxin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella được chống chỉ định tiêm ở phụ nữ đang mang thai.
Theo chuyên gia y tế, nếu nữ giới có ý định mang thai thì nên hoàn thành lịch tiêm phòng sởi – quai bị – rubella trước ngày dự bầu từ 1 đến 3 tháng. Vì sao cần thực hiện mũi tiêm như vậy? Lý do là ba bệnh nói trên dễ lây nhiễm khi chưa có miễn dịch, nếu mẹ chẳng may nhiễm bệnh thì dễ dẫn tới nguy cơ đối với thai nhi:
– Dị tật bẩm sinh
– Sinh non.
– Thai lưu.
Trong trường hợp đang thực hiện lịch tiêm chủng mà phát hiện có thai thì bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Qua kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ tiêm vacxin khi mang thai phù hợp cũng như dặn dò lịch khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Nên khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ tiêm an toàn
1.3. Vacxin thủy đậu
Tương tự như vacxin phòng 3 bệnh sởi – quai bị – rubella, vacxin thủy đậu được dùng hiện nay cũng là vacxin sống giảm động lực. Vì thế, vacxin này được chống chỉ định cho nữ giới đang mang thai.
Tuy nhiên, bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng tới tất cả đối tượng, đặc biệt là thai nhi. Nếu trong quá trình mang thai mẹ nhiễm bệnh thì nguy cơ con sinh ra bị dị tật rất cao. Hơn nữa, nếu mẹ mắc thủy đậu trước 5 ngày và 2 ngày sau sinh thì em bé dễ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Nguy hiểm là hội chứng này có tỷ lệ tử vong lên đến 30%. Vì thế, phòng ngừa bệnh từ sớm là rất quan trọng. Bạn cần hoàn thiện lịch tiêm trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.
Phác đồ tiêm phòng bệnh thủy đậu bao gồm 2 mũi, cách nhau tối thiểu 1 tháng. Vacxin sau khi đưa vào cơ thể cần 1 đến 2 tuần để sinh ra kháng thể. Đối với trường hợp trong thời gian tiêm ngừa thủy đậu mà bạn biết bản thân có thai, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chu trình tiêm phù hợp. Đồng thời khám thai định kỳ để theo dõi tình hình phát triển thai nhi.
1.4. Vacxin viêm não Nhật Bản
Hiện có vacxin Imojev phòng viêm não Nhật bản là loại vacxin sống giảm động lực nên chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai.
Do bệnh viêm não Nhật Bản có mức độ nguy hiểm cao cho cả mẹ và thai nhi, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, để tránh rủi ro cho thai kỳ, phụ nữ tiền mang thai nên chủ động tiêm vacxin phòng viêm não Nhật Bản trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt sau khi tiêm vacxin và hướng xử lý
Vacxin phòng viêm não Nhật Bản nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng
1.5. Vacxin phế cầu
Vacxin phế cầu là 1 trong 5 mũi tiêm vacxin khi mang thai được khuyến cáo không được thực hiện. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ nên hoàn thành mũi tiêm phòng bệnh phế cầu trước thời điểm dự định có em bé.
Phế cầu khuẩn thường lây truyền qua đường hô hấp và có thể gây ra:
– Viêm tai giữa.
– Viêm xoang.
– Viêm phế quản.
Nếu không được điều trị kịp thời thì sức khỏe của cả mẹ và thai nhi gặp nhiều biến chứng nguy hiểm:
– Viêm phổi.
– Nhiễm trùng huyết.
– Viêm màng não.
– Di chứng thần kinh khi em bé sinh ra.
Theo số liệu ước tính vào năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
– Có khoảng 8,9 triệu người mắc bệnh.
– 257.000 trẻ em (dưới 5 tuổi) tử vong do phế cầu khuẩn.
– Phế cầu khuẩn còn gây ra các bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao 20 – 25%.
Trước sự nguy hiểm của bệnh, như đã nói ở trên thì phụ nữ trước khi mang thai nên hoàn thành lịch tiêm để bảo vệ sức khỏe khỏi những biến chứng do vi khuẩn này gây ra. Có thể kể đến như là:
– Viêm phổi trong thai kỳ.
– Tăng nguy cơ sinh non.
– Thai nhi chậm phát triển, thai lưu,…
2. Một số mũi tiêm vacxin khi mang thai quan trọng
Phụ nữ mang thai là đối tượng cần đặc biệt được bảo vệ trước sự tấn công của các bệnh truyền nhiễm. Trong thời kỳ mang thai, nếu phụ nữ chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch suy giảm thì rất dễ mắc bệnh. Đồng thời sức khỏe của mẹ và thai nhi đều bị đe dọa, có nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro như: sảy thai, con sinh ra mắc dị tật bẩm sinh,… Tốt nhất, phụ nữ tiền mang thai nên chủ động chích ngừa đầy đủ các loại vacxin cần thiết để sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh sắp tới.
Nếu trong trường hợp chưa kịp tiêm trước khi mang thai thì trong thai kỳ phụ nữ vẫn có thể thực hiện tiêm phòng một số loại vacxin sau:
– Vacxin cúm.
– Vacxin ngừa ho gà – bạch hầu – uốn ván.
– Vacxin uốn ván.
>>>>>Xem thêm: Các loại vắc xin viêm gan B phổ biến hiện nay
Trong khi mang thai thì có thể tiêm phòng cúm, uốn ván,..
Tiêm vacxin khi mang thai là rất quan trọng. Do đó, trước khi có quyết định có em bé, nữ giới cần chuẩn bị một nền tảng sức khỏe tốt bằng cách hoàn thành các mũi tiêm cần thiết trước và trong quá trình mang thai. Điều này giúp thiết lập rào chắn vững vàng , bảo vệ cả mẹ và con cùng khỏe mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.