5 nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng và cách khắc phục

Bị hôi miệng không chỉ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn. Xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng sẽ giúp bạn biết cách khắc phục hiệu quả, dễ dàng và nhanh chóng. Bài viết sau sẽ chia sẻ về 5 nguyên nhân gây hôi miệng và cách khắc phục.

Bạn đang đọc: 5 nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng và cách khắc phục

1. Điểm danh 5 nguyên nhân gây hôi miệng

1.1. Vệ sinh răng miệng kém – Nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị hôi miệng

Nếu bạn đánh răng không đúng cách sẽ không thể loại bỏ được hết các mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng hoặc lưỡi. Khi đó, các vi khuẩn trong miệng sẽ “giúp bạn” phân hủy số thức ăn còn sót lại và gây ra mùi hôi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý khác về răng miệng.

5 nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng và cách khắc phục

Vệ sinh răng miệng kém – Nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng

1.2. Chế độ ăn uống chưa hợp lý

Chế độ ăn uống chưa hợp lý thường có những đặc điểm sau:

– Ăn thực phẩm có mùi:

Việc bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm có mùi (như hành, tỏi, nước mắm…) sẽ khiến miệng bạn có mùi khó chịu. Lý do là bởi sau khi ăn, mùi thức ăn vẫn còn đọng lại trong khoang miệng. Chính vì thế, hơi thở của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi các mùi này.

– Ăn nhiều đường

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt… sẽ “thu hút” vi khuẩn có hại tấn công và gây hôi miệng. Sau khi tiếp xúc và tiêu thụ đường, vi khuẩn sẽ sản sinh các axit, làm mòn men răng, gây hại cho răng. Chính vì thế, ăn nhiều đồ ngọt có thể gây sâu răng và hôi miệng.

– Ăn ít carbohydrate:

Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng carbs cần thiết để duy trì các hoạt động, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và dẫn đến hôi miệng. Cụ thể, khi cơ thể gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa thường sẽ có xu hướng giải phóng ra khí lưu huỳnh và gây mùi hôi miệng.

5 nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng và cách khắc phục

Việc bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm có mùi (như hành, tỏi, nước mắm…) sẽ khiến miệng bạn có mùi khó chịu.

1.3. Một số vấn đề sức khỏe

– Bệnh nha chu:

Nguyên nhân gây ra các bệnh về nha chu chủ yếu là do vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ. Do đó, đây cũng chính là “thủ phạm” gây hôi miệng.

– Có vấn đề đường tiêu hóa:

Khi bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột, táo bón hay trào ngược dạ dày… đều có thể khiến hơi thở bạn có mùi khó chịu.

– Vấn đề sức khỏe khác:

Bên cạnh các loại vi khuẩn gây mùi, chúng ta còn dễ bị hôi miệng những vấn đề sức khỏe khác như:

+ Viêm họng, viêm amidan, viêm đường hô hấp…;

+ Các bệnh mạn tính như: Tiểu đường, gan, thận…;

+ Các xoang mũi gặp vấn đề hoặc hội chứng postnasal drip (chảy dịch mũi sau).

Tìm hiểu thêm: Ung thư trực tràng giai đoạn cuối có chữa khỏi không?

5 nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng và cách khắc phục

Khi bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày có thể khiến bạn bị hôi miệng.

1.4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc cũng có tác dụng phụ là gây khô miệng. Nước bọt không chỉ có vai trò trong quá trình tiêu hóa thức ăn mà còn giúp loại bỏ thức thừa, làm sạch miệng. Nếu quá trình sản xuất nước bọt bị ảnh hưởng sẽ khiến chúng ta bị khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi xâm nhập.

1.5. Các thói quen có hại cũng khiến chúng ta bị hôi miệng

– Hút thuốc lá:

Đây được coi là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến. Không những thế, việc hút thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Nhiễm trùng hô hấp, ung thư phổi…

– Cà phê:

Cà phê là thức uống có hương vị mạnh mẽ và có tác động rất lớn đến quá trình sản xuất nước bọt. Cụ thể, caffeine có trong cà phê sẽ làm suy giảm khả năng tiết nước bọt, gây khô miệng. Từ đó, vi khuẩn gây mùi trong miệng sẽ gia tăng và gây hôi miệng.

– Uống nhiều rượu bia:

Cũng giống như cà phê, việc uống quá nhiều đồ uống có cồn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất nước bọt và làm khô miệng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nguyên nhân gây hôi miệng có thể do bệnh ung thư hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác như rối loạn chuyển hóa.

5 nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng và cách khắc phục

Hút thuốc lá được coi là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến.

2. Nếu bị hôi miệng thì nên làm gì?

Để có thể tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày, hãy áp dụng ngay một số cách trị hôi miệng vô cùng đơn giản và hiệu quả sau đây.

2.1. Vệ sinh răng miệng thật sạch

– Đánh răng: Thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa và ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng. Đừng quên thay đổi bàn chải đánh răng định kỳ sau khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng.

– Làm sạch các kẽ răng: Đôi khi đánh răng chỉ giúp chúng ta làm sạch các bề mặt của răng mà không thể làm sạch các kẽ răng. Do đó, hãy kết hợp với nước súc miệng, sử dụng thêm chỉ nha khoa, hoặc tăm nước để tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng.

– Cạo lưỡi: Bên cạnh răng, lưỡi cũng là nơi mà chứa rất nhiều thức ăn thừa, vi khuẩn và các loại tế bào chết. Do đó, làm sạch lưỡi bằng cách cạo lưỡi sẽ giúp bạn cải thiện mùi hơi thở.

5 nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư đại tràng giúp cứu sống nhiều người

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.

2.2. Không để miệng bị khô

Dựa vào những nguyên nhân gây khô miệng, bạn nên tránh các loại thực phẩm và các tác nhân gây khô miệng như cà phê, đồ uống có cồn… Thay vào đó, hãy uống nhiều nước, giữ cho miệng luôn ẩm. Nếu thấy bản thân thường xuyên bị khô miệng, hãy tới gặp bác sĩ nha khoa để được kê đơn các loại thuốc kích thích tuyến nước bọt hoạt động.

2.3. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

– Ăn nhiều thực phẩm giúp tăng sinh nước bọt như táo, mía, dâu tây, sữa chua…;

– Hạn chế các thực phẩm có mùi khó chịu như hành, tỏi, các loại mắm…;

– Hạn chế các loại thực phẩm gây mảng bám như bánh mì, bánh quy…;

– Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường;

– Duy trì khám răng định kỳ (khoảng 6 tháng/ lần) để vệ sinh cao răng, điều trị các bệnh răng miệng (nếu có).

Trên đây là những nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến và các cách khắc phục tình trạng “đáng xấu hổ” này. Hy vọng, với những thông tin này, các bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *