5 phút vàng sơ cứu trẻ bị ngạt nước mẹ nên đọc ngay

Trẻ bị ngạt nước, đuối nước dễ bị ngưng thở, ngưng tim. 5 phút là khoảng thời gian vàng để sơ cứu trẻ bị ngạt nước giúp bé qua khỏi và không để lại di chứng gây tổn thương não. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người giữ thói quen xóc nước khi trẻ bị ngạt nước (xóc trẻ lên vai và chạy để nước trong bụng trẻ chảy ra). Đây không phải là cách sơ cứu đúng và có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, thậm chí là tử vong do không được sơ cứu kịp thời đúng cách.

Bạn đang đọc: 5 phút vàng sơ cứu trẻ bị ngạt nước mẹ nên đọc ngay

Vì sao phải sơ cứu ngay khi trẻ bị ngạt nước?

5 phút vàng sơ cứu trẻ bị ngạt nước mẹ nên đọc ngay

Trẻ nhỏ tắm tại các ao, hồ, sông, suối,… dễ có nguy cơ bị ngạt nước, đuối nước. (ảnh minh họa)

Hiện nay tỷ lệ trẻ bị ngạt nước hàng năm vẫn ở mức cao và thường tập trung ở các vùng nông thôn nơi có nhiều sông, suối, ao, hồ,… Trẻ bị đuối nước nếu không được sơ cứu kịp thời rất dễ bị ngưng thở, ngưng tim.

Khoảng thời gian 5 phút là khoảng thời gian vàng nếu trẻ được cấp cứu kịp thời, bé sẽ qua khỏi nhanh chóng và không để lại di chứng (đặc biệt là di chứng gây tổn thương não). Nếu để quá 5 phút trẻ sẽ dễ bị tổn thưởng não bộ và nếu khoảng 10 phút thì thường trẻ sẽ bị di chứng rất nặng và cơ hội cứu sống dường như là không thể.

Sai lầm thường gặp trong cách sơ cứu trẻ bị ngạt nước

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị táo bón thường xuyên – Nguyên nhân do đâu, cách xử lý?

5 phút vàng sơ cứu trẻ bị ngạt nước mẹ nên đọc ngay

Sơ cứu trẻ bị ngạt nước bằng phương pháp xóc nước là biện pháp sai lầm cần loại bỏ. (ảnh minh họa)

Hiện nay ở một số nơi người dân vẫn có thói quen xóc nước khi trẻ bị ngạt nước, tức là người lớn sẽ vác trẻ lên vai và chạy để nước trong bụng của trẻ chảy ra và đã có một số ca làm như vậy vô tình kích thích làm cho trẻ thở lại được nên nhiều người mặc định đây là cách dùng để sơ cứu khi trẻ bị đuối nước. Tuy nhiên hành động trên là không đúng.

Khi trẻ bị ngạt nước, nước sẽ ngấm vào phổi làm cho trẻ bị thiếu oxy dẫn đến trẻ bị ngưng tim, trong khi xóc nước ta chỉ lấy được lượng nước trong bao tử của trẻ ra, khi nước bị xóc ra có nguy cơ trào ngược vào phổi làm cho trẻ suy hô hấp, chưa kể việc xóc nước còn có thể làm chậm thời gian để cấp cứu bé, trong quá trình chạy vác bé có thể làm trượt té khiến đầu trẻ rơi xuống đất gây chấn thương sọ não sẽ rất nguy hiểm.

Chính vì vậy việc xóc nước khi sơ cứu trẻ bị ngạt nước là việc làm có hại chứ không hề có lợi cho trẻ, vì vậy ba mẹ cần phải loại bỏ ngay cách làm này.

Vậy nên xử trí trẻ bị ngạt nước như thế nào?

5 phút vàng sơ cứu trẻ bị ngạt nước mẹ nên đọc ngay

>>>>>Xem thêm: Phân loại các dạng trào ngược dạ dày ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết?

Khi trẻ bị ngạt nước hãy thực hiện sơ cứu theo những cách nêu trên. (ảnh minh họa)

Trẻ bị ngạt nước, chúng ta cần vớt trẻ lên ngay, nếu thấy trẻ còn tự thở được, hô hấp mũi, miệng của trẻ bình thường,… ngay lập tức đặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng cứng, cởi đồ và lau khô cho trẻ, đồng thời nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Tất cả các trường hợp trẻ bị ngạt nước dù còn tỉnh táo vẫn cần phải đưa trẻ đến cơ sở y té để con được chăm sóc vì trẻ rất dễ bị suy hô hấp ngay sau đó.

Nếu khi vớt trẻ lên và lay gọi mà trẻ vẫn mê man, môi tím tái, lồng ngực không di động tức là trẻ đã bị ngưng thở, ngưng tim, chúng ta phải tiến hành sơ cấp cứu ngay cho trẻ bằng cách: dùng 1 lòng bàn tay (với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 2 lòng bàn tay (với trẻ trên 8 tuổi) ấn tim 30 cái tại 1/2 dưới xương ức và thổi nghẹt 2 cái theo tỉ lệ 30:2, với trẻ nhỏ thì lấy miệng mình ôm kín mũi miệng trẻ và thổi chậm, với trẻ lớn lấy 2 ngón tay bóp mũi trẻ lại và thổi qua miệng, với cách này chúng ta sẽ cứu sống được trẻ. Trường hợp có 2 người sẽ làm theo tỉ lệ 15:2 tức ấn tim 15 cái, thổi nghẹt 2 cái, tất cả làm trong khoảng 2 phút (5 lần), nếu trẻ tỉnh và thở được đưa ngay trẻ đến bệnh viện, nếu trẻ chưa tỉnh thì tiếp tục làm đến khi trẻ tỉnh hoặc khi cấp cứu y tế đến. Nếu không thực hiện cấp cứu tại chỗ mà đưa trẻ đi thì rất có thể trẻ sẽ tử vong ngay trên đường.

Trẻ bị ngạt nước rất nguy hiểm, 5 phút là khoảng thời gian vàng để cứu sống bé và không để lại tổn thương hay di chứng nguy hiểm nào cho con. Vì vậy ba mẹ cần nắm rõ cách sơ cứu trẻ bị ngạt nước nêu trên và đưa bé đến cơ sở y tế nhanh nhất để con được xử trí kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *